Các quy định đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:04 (GMT+7)

Bài này chỉ ra các quy định đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là gì?

Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại là một trong những biện pháp để phát triển hoạt động ngoại thương ở nước ta. Tại Khoản 10 Điều 3 Luật Thương mại 2005 định nghĩa: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018.

Quy định chung đối với chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Tiêu chí của chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Chương trình) bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện theo các tiêu chí sau:

+ Xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu;

+ Nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu;

+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược ngoại thương theo từng thời kỳ;

+ Chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của bộ, ngành; Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối;

+ Xúc tiến thương mại xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành; liên kết giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương;

+ Triển khai thông qua các đề án thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại do cơ quan có thẩm quyền quyết định và được ngân sách nhà nước hỗ trợ;

+ Đơn vị chủ trì đề án phải là các tổ chức có uy tín, mang tính đại diện và phải có năng lực tổ chức.

Mục tiêu của Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

+ Góp Phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;

+ Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;

+ Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Các đơn vị chủ trì đề án của Chương trình gồm (đơn vị chủ trì):

+ Tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;

+ Tổ chức xúc tiến thương mại khác: Hiệp hội ngành hàng, hiệp hội doanh nghiệp có phạm vi hoạt động cả nước; liên minh hợp tác xã Việt Nam; hội nông dân Việt Nam; tổ chức xúc tiến thương mại của chính quyền địa phương; tổ chức xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Đơn vị tham gia và hưởng lợi từ Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành Phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia và hưởng lợi được hỗ trợ từ Chương trình, thực hiện theo các quy định và có trách nhiệm trong việc thực hiện hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.

Các đề án thực hiện Chương trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phù hợp với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp;

+ Phù hợp với định hướng chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển ngành hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, địa phương;

+ Phù hợp với quy định tại Điều 9, Điều 15 Nghị định này;

+ Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn nhân lực, tài chính;

+ Đối với các đề án mà quá trình thực hiện kéo dài trên 01 năm, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí, thực hiện quyết toán theo từng năm.

Kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau:

+ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ;

+ Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;

+ Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

+ Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hỗ trợ:

+ Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;

+ Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;

+ Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;

+ Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị chủ trì thực hiện của Chương trình;

+ Các đơn vị chủ trì có trách nhiệm huy động Phần kinh phí ngoài Phần kinh phí đã được nhà nước hỗ trợ để triển khai Chương trình.

Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018.

Bộ Công Thương quy định tiêu chí, nội dung cụ thể và kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư