2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay, nhiều Trung tâm trọng tài nước ngoài muốn mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt Nam do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh và đầu tư nước ngoài tăng cao. Tuy nhiên trong một số trường hợp, vì những lí do nhất định mà Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải chấm dứt hoạt động. Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về các trường hợp chấm dứt hoạt động cũng như thủ tục chấm dứt hoạt động trong các trường hợp này của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.
Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam.
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.
Khoản 1 Điều 25 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
Khoản 2,3 Điều 25 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau
Thứ nhất, đối với trường hợp chấm dứt hoạt động theo quyết định của Tổ chức trọng tài nước ngoài và tổ chức trọng tài nước ngoài thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện đã chấm dứt hoạt động thì:
Thứ hai, trong trường hợp Chi nhánh, Văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập thì Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải đăng báo về việc chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này; thanh toán xong các khoản nợ, thanh lý các hợp đồng lao động, hoàn tất các vụ việc đã nhận (đối với Chi nhánh), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc chấm dứt hoạt động có hiệu lực hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Giấy phép có hiệu lực, Chi nhánh, Văn phòng đại diện phải hoàn tất các thủ tục nêu trên và gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về việc chấm dứt hoạt động; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền cấp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh