2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, hoạt động đại lý không chỉ phát triển ở trong nước mà hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài cũng rất phổ biến. Hoạt động này đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ngày càng phát triển.
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài được nhà nước quản lý hoạt động tại Điều 48 Luật Quản lý ngoại thương và tại Mục I Chương VI Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.
Thương nhân được nhận làm đại lý mua bán hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu (theo Khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý cấp Giấy phép.
Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Theo Khoản 2 Điều 48 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy đinh:
+ Trường hợp thương nhân chọn việc thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng tiền thì thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý.
+ Trường hợp thương nhân chọn việc thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng hàng hóa thì hàng hóa đó phải không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Trường hợp thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Thương nhân làm đại lý mua hàng có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật (theo Khoản 4 Điều 48 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Cụ thể tại Điều 51 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 như sau:
+ Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật (theo Khoản 3 Điều 48 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Cụ thể tại Điều 52 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 như sau:
Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm thủ tục theo đúng quy định như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018.
Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính (theo Điều 53 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018).
Như vậy, đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoại phải tuân thủ các quy định về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ về thuế mà pháp luật quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh