2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày nay, với sự phát triển nền kinh tế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động thương mại ngày càng nhiều. Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng hiện nay. Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài về việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Hiện nay pháp luật có quy định về việc dăng ký phán quyến trọng tài vụ việc. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó.
Lưu ý: Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
Trình tự, thủ tục đăng ký phá quyết trọng tài:
* Nộp đơn xin đăng ký phán quyết
Đơn xin đăng ký phán quyết trọng tài phải gửi tới Tòa án có thẩm quyền kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ các tài liệu sau đây:
- Phán quyết trọng tài do Hội đồng trọng tài vụ việc ban hành;
- Biên bản phiên họp giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài vụ việc, nếu có;
- Bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.
Bên yêu cầu sẽ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các tài liệu gửi cho Tòa án.
Bên cạnh đó, đơn xin đăng ký phán quyết phải được thể hiện dưới dạng văn bản (khoản 1 Điều 13 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Thời hạn đăng ký phán quyết trọng tài: Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài. Nếu hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, mà một hoặc các bên mới có đơn yêu cầu Tòa án đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, thì Tòa án không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn yêu cầu đó.
* Tòa án xử lý đơn
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết.
+ Khi xem xét đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, Thẩm phán không phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể triệu tập một hoặc các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài để nghe ý kiến của họ về yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc. Thẩm phán căn cứ vào quy định Luật Trọng tài thương mại, các tài liệu kèm theo, kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn để xem xét, quyết định việc đăng ký. (khoản 3 Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NĐ-HĐTP)
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Cụ thể:
+ Trường hợp xét thấy phán quyết trọng tài vụ việc và các tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu là xác thực thì Thẩm phán thực hiện việc đăng ký. Quyết định đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP.(khoản 4 Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).
+ Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật, thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu, các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Mẫu thông báo từ chối đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014/NĐ-HĐTP.(khoản 5 Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
* Nội dung đăng ký phán quyết Trọng tài
Khoản 4 Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định nội dung đăng ký phàn quyết trọng tài như sau:
- Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;
- Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;
- Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
- Phán quyết được đăng ký;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh