2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu, bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh.
Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định pháp luật về các biện pháp chống bán phá giá. Để áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần đáp ứng điều kiện gì?
Tại Khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương quy định biện pháp chống bán phá giá như sau:
“1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
+ Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên;
Đống nhất với các quy định của WTO về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán pháp giá, tại Khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương quy định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
Việc xác định thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước được quy định cụ thể lần lượt tại Điều 23, 24, 25 Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018.
Xem thêm: Xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước như thế nào?
+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước theo quy định trên.
Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh