2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay mạng lưới dịch vụ phát triển tương đối mạnh mẽ ở cả thành phố và nông thôn để phụ vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Nền kinh tế càng phát triển thì các loại hình dịch vụ cũng đa dạng và phát triển theo. Pháp luật điều chỉnh về hoạt động dịch vụ cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo. Vậy hợp đồng dịch vụ được quy định như thế nào trong Luật Thương mại? Hãy GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn hợp đồng hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012 quy định “dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật”.
Trong đó hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản (theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật giá 2012).
Trong Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: dịch vụ pháp lý, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại… Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương mại (có thể là các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa như dịch vụ logicstic, dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại… có thể là các dịch vụ không gắn liền trực tiếp với mua bán hàng hóa như dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng…).
Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 513 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Khi thỏa thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác… Từ đó các bên có cơ sở để thỏa thuận về điều kiện cung ứng dịch vụ.
Theo Điều 514 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc, công việc đó có thể thực hiện được và không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Công việc có thể thực hiện được như bên thuê dịch vụ thuê bên cung ứng dịch vụ đăng tuyển nhân sự cho mình; bên thuê dịch vụ thuê dịch vụ sửa chữa, bảo hành tài sản của bên cung ứng dịch vụ… Trong hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng dịch vụ sẽ được chuyển giao từ bên cung cấp dịch vụ sang bên thuê dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ có những đặc điểm pháp lý riêng như sau:
+ Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.
Theo đó, bên cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận. Bên cung ứng dịch vụ cũng có thể sử dụng người cộng sự giúp việc cho mình, và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự. Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ.
+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có tính đền bù
Tính đền bù được hiểu là mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhân được từ bên kia một ợi ích tương xứng.
Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc mà mang lại kết quả như đã thỏa thuận.
+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có tính song vụ
Tính song vụ được thể hiện ở chỗ, mỗi bên trong hợp đồng đều chịu ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời cũng là bên có quyền đòi hỏi bên còn lại thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
Tại Điều 74 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức của hợp đồng dich vụ như sau:
“Điều 74. Hình thức hợp đồng dịch vụ
1. Hợp đồng dịch vụ được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Hình thức của hợp đồng dịch vụ có sự tương đồng với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
+ Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Quyền của bên sử dụng dịch vụ
+ Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
- Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
- Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Quyền của bên cung ứng dịch vụ:
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn đã nắm bắt được các vấn đề pháp lý cơ bản nhất liên quan đến hợp đồng dịch vụ. Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại LIÊN HỆ NGAY với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh