Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Điều 19 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2021 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

5. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng.

6. Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng.”

Do người tiêu dùng không được trực tiếp tham gia đàm phán, thỏa thuận các điều khoản trong các hợp đồng theo mẫu cũng như phải chấp nhận điều kiện giao dịch khác một cách bị động nên trong nhiều trường hợp người tiêu dùng gặp nhiều rủi ro, đôi khi bị xâm phạm đến quyền và lợi ích của chính mình. Vì thế việc kiểm soát các quy định về hợp đồng theo mẫu, các điều kiện giao dịch chung giúp khắc phục vị thế yếu của người tiêu dùng trong quan hệ mua bán với tổ chức, cá nhân kinh doanh là cần thiết.

Căn cứ vào quy định tại Điều 19 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010:

Điều 19. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Điều này đã được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương 3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Những tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mà thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành sau đây thì phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hồ sơ và hình thức đăng ký căn cứ theo Điều 10 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP:

Từ ngày 01/10/2019, còn 9 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, gồm:

1. Cung cấp điện sinh hoạt;

2. Cung cấp nước sinh hoạt;

3. Truyền hình trả tiền;

4. Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất;

5. Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau);

6. Dịch vụ truy nhập internet;

7. Vận chuyển hành khách đường hàng không;

8. Vận chuyển hành khách đường sắt;

9. Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 25/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 08 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, có hiệu lực từ ngày 01/10/2019. Và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ nêu trên phải thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương (trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên) hoặc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố (trong trường hợp hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền lợi của các tổ chức cá nhân trong giao dịch, mua bán.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi có điều khoản vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công thương các tỉnh thành phố. Cụ thể theo Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 16. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không thuộc phạm vi phải đăng ký

1. Trường hợp nội dung của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định này có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm đó.

2. Trường hợp nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không rõ hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh giải trình làm rõ các nội dung trong hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đó.

3. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đã giao kết hợp đồng. Trường hợp việc sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm dẫn đến điều khoản của hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung không có hiệu lực và phát sinh thiệt hại đối với người tiêu dùng thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.”

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 thì người tiêu dùng có 8 quyền được bảo vệ như: về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền được cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ, quyền được đòi bồi thường thiệt hại hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn,... Các cơ quan trên phải tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Ví dụ trong trường hợp điều khoản của hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung được đưa ra nhằm miễn trách nhiệm của bên bán (phía tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa ra những điều kiện này), tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi của bên mua (người tiêu dùng) thì các điều kiện này không có hiệu lực, cần phải được hủy bỏ hoặc sửa đổi nhằm cân bằng lại lợi ích của hai bên.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư