2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Căn cứ theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 tại Điều 9 quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tiêu dùng trong các giao dịch mua bán hàng hóa như sau:
“Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.”
Trước hết, theo định nghĩa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thì “xuất xứ hàng hóa” là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Và căn cứ theo Khoản 13 Điều 3 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hàng hóa không rõ “nguồn gốc, xuất xứ” được định nghĩa là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Cũng tại quy định trên, căn cứ để người tiêu dùng có thể xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm các thông tin được thể hiện trên:
- Nhãn, bao bì, tài liệu kèm theo hàng hóa;
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan;
- Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Người tiêu dùng hàng hóa hãy là những người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Khi mua hàng hóa yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn; cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật. Đối với loại hàng hóa có bảo hành yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy định về bảo hành hàng hóa, như: điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa điểm bào hành và thủ tục bảo hành.
“Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa được trưng bày, khuyến mại, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa (căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP).
Trong thời đại xã hội gắn liền với công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, với các hình thức mua bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử hay qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa rõ ràng hoặc không còn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên mạng. Vì thế mà người tiêu dùng cần nhanh chóng thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi:
- Phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của bản thân mình, gia đình,… Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2018). Người tiêu dùng trước khi chọn mua sản phẩm, hàng hóa đó, cần đọc kỹ các thông tin liên quan, nhất là hướng dẫn sử dụng để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình. Trong khoản thời gian sử dụng, người tiêu dùng mới phát hiện ra lỗi của sản phẩm hàng hóa mà lỗi này thuộc về nhà sản xuất, người bán thì người tiêu dùng cần thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đòi quyền lợi cho mình.
- Phát hiện được hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính những người tiêu dùng. Theo Khoản 2, Điều 3 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì khái niệm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Thương nhân theo quy định của Luật thương mại và cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Một số hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh bị cấm theo Luật Giá năm 2012 vì xâm phạm đến quyền lợi của người tiêu dùng đó là:
“Điều 10. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực giá
2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
a) Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;
b) Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;
c) Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;
d) Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.”
Ngoài ra còn có những hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo pháp luật bảo vệ người tiêu dùng và các luật khác có liên quan như là Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2018, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Cạnh tranh năm 2018,…
- Các tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng như: Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề… Đặc biệt, Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, khi người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến quyền lợi thì có thể gửi yêu cầu đến Hội để nhận được sự hỗ trợ pháp lý cần thiết.
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+Địa chỉ: Tầng 5,6 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
+Email: vcca@moit.gov.vn
+Điện thoại: +84.24.22205002
+Fax: +84.24.22205003
+Tổng đài hỗ trợ 1800-6838
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh