Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Điều 4 của Luật Quản lý ngoại thương 2017 ghi nhận ba nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Dưới đây là bài viết phân tích các nguyên tắc của quản lý nhà nước về ngoại thương.

Nguyên tắc được hiểu theo nghĩa chung nhất là “điều cơ bản đã định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loại việc làm”. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi… Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể hiểu quản lý nhà nước về ngoại thương là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động quản lý ngoại thương thực hiện nhằm xác lập, duy trì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế theo mục tiêu đã đề ra trước đó.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước cũng như bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với xu thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tại Điều 4 của Luật Quản lý ngoại thương 2017 ghi nhận ba nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương như sau:

“1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.

3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Nguyên tắc Nhà nước quản lý ngoại thương

Nguyên tắc Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, là một trong những nguyên tắc mà bất kì hoạt động nào của đất nước đều phải được bảo đảm thực hiện. Cũng giống với các hoạt động khác, hoạt động ngoại thương trước hết phải bảo đảm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật quốc gia, ngoài ra nó còn phải bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế, Điều ước quốc tế. Hiện nay, Luật quản lý thương đã giải quyết được những sự bất cập, vướng mắc giữa luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Luật quản lý ngoại thương với mục tiêu xây dựng để thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế, bảo đảm thực hiên các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có liên quan về các hoạt động ngoại thương. Những quy định quan trọng trong các Điều ước quốc tế về hoạt động ngoại thương đã được nội luật hóa thành các quy định trong Luật quản lý ngoại thương, từ đó bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Nguyên tắc bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng

Nguyên tắc bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu (theo Khoản 2 Điều 4). Hoạt động ngoại thương là một trong những hoạt quan trong của đất nước, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. Vì vậy, tất cả các hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động ngoại thương phải được diễn ra công khai, mình bạch, bình đẳng với các chủ thể khác. Ngoài ra, vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ là vấn đề cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, việc bảo vệ quyền và lợi ích của thương nhân trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng phải được chú trọng. Các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại có thể gây ra cho thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Nhà nước phải quản lý được lượng hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu, có những chính sách thúc đẩy phát triển hàng hóa trong từng thời kỳ cụ thể, có sự điều tiết phụ hợp để bảo đảm nguồn cung cầu, giảm thiểu lượng hàng hóa sản xuất dư thừa tồn đọng.

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia

Nguyên tắc bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (theo Khoản 3 Điều 4). Tối huệ quốc (MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại mại quốc tế hiện đại. Quy chế này được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.

Đối xử quốc gia là một phần không thể thiếu của nhiều thỏa thuận Tổ chức Thương mại Thế giới. Cùng với nguyên tắc tối huệ quốc đối xử quốc gia là một trong những nền tảng của pháp luật thương mại của WTO. Đối xử quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của GATT/WTO cấm phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước đối với thuế nội bộ hoặc quy định khác của chính phủ. Nguyên tắc đối xử quốc gia này được xây dựng tại Điều 3 của GATT năm 1947 (và được dẫn chiếu trong Hiệp định GATT 1994), Điều 17 của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) và tại Điều 3 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Mục đích của quy tắc thương mại này là để ngăn chặn loại các loại thuế nội địa hoặc các quy định khác đang được sử dụng như là một thay thế cho bảo hộ thuế quan. Việc thực hiện các nguyên tắc này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017

Luật Hoàng Anh

Luật Sư Phạm Thị Thu Hà

Chuyên viên pháp lý Trịnh Thị Chình

Luật Sư Nguyễn Thị Ngàn

Luật Sư Vũ Khánh Hiếu

Luật Sư Nguyễn Thùy Dung

Thạc sĩ kinh tế Nguyễn Mai Hương

Luật Sư Lê Tiến Thành

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diệu Quỳnh

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Luật Sư Đào Hồng Sơn

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói

Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:

2

Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại

2

Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam

8

Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng

10

Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi

10

Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).

15

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;

20

Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

20

Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)

30

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình

300

Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…

500

Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế

700

Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…

2000

Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước

3000

Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư vấn miễn phí ngay Chat với luật sư