Phối hợp trong hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường là như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:44 (GMT+7)

bài này quy định Phối hợp trong hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường là như thế nào?

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nguyên tắc phối hợp

+ Tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

+ Bảo đảm việc phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, không chồng chéo và có hiệu quả.

+ Nội dung phối hợp phải được bảo mật theo quy định của pháp luật.

+ Việc yêu cầu phối hợp phải thể hiện bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung phối hợp

+ Trao đổi thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

+. Xây dựng các kế hoạch kiểm tra định kỳ hằng năm hoặc theo chuyên đề.

+ Thực hiện các hoạt động kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan phối hợp.

+ Thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và các tình tiết khác liên quan đến vụ việc kiểm tra.

+ Tiếp nhận hồ sơ vụ việc để xử lý theo thẩm quyền.

+ Kết luận kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan chủ trì kiểm tra

+ Cơ quan Quản lý thị trường chủ trì kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ và chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Đối với việc kiểm tra có nội dung liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước của nhiều ngành, lĩnh vực thì cơ quan Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra.

+ Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực được giao.

Trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp

Trách nhiệm của cơ quan chủ trì:

+ Gửi yêu cầu phối hợp đến cơ quan có liên quan để yêu cầu tham gia phối hợp trong hoạt động kiểm tra;

+ Chịu trách nhiệm về các nội dung yêu cầu phối hợp;

+ Thông báo kết quả phối hợp bằng văn bản cho cơ quan phối hợp.

Trách nhiệm của cơ quan phối hợp:

+ Thủ trưởng cơ quan được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm xử lý kịp thời nội dung yêu cầu phối hợp của cơ quan chủ trì; trường hợp cho rằng yêu cầu phối hợp không đúng quy định của pháp luật hoặc do có sự kiện bất khả kháng thì được quyền từ chối và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc từ chối. Văn bản từ chối phải nêu rõ lý do và gửi kịp thời cho cơ quan yêu cầu phối hợp;

+ Cử người tham gia, hỗ trợ phương tiện hoặc có ý kiến chuyên môn theo yêu cầu của cơ quan chủ trì;

+ Tổ chức triển khai thực hiện các yêu cầu phối hợp của cơ quan chủ trì.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Pháp lệnh Quản lý thị trường 2016

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư