Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:16 (GMT+7)

Bai viết sau đây trình bày về Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài

Với ưu điểm giúp các doanh nghiệp giữ bí mật thông tin, tránh tổn hại đến uy tín của các bên cũng như thời gian xử lý ngắn và linh động hơn giải quyết tại Tòa án thì giải quyết tranh chấp thương mại đang dần trở nên phổ biến hơn. Phần lớn những đối tượng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là các công ty tư nhân, tổ chức nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngày nay, nhiều Trung tâm trọng tài nước ngoài muốn mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt Nam do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh và đầu tư nước ngoài tăng cao. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về quyền và nghĩa vụ của chi nhánh xủa Trung tâm trọng tài nước ngoài? Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.

Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Trọng tài thương mại 2010:

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

- Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức trọng tài nước ngoài cử một Trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là người đại diện theo uỷ quyền của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Để đảm bảo cho chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động một cách thuận lợi tại Việt Nam cũng như đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thì pháp luật quy định chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài có những quyề nhất định. Kèm theo đó là một số nghĩa vụ mà chi nhánh phải thực hiện. Cụ thể theo Điều 76 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:

- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.

- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.

- Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.

- Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.

- Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.

- Trả thù lao cho Trọng tài viên.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.

- Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.

- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.

- Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư