Sửa chữa, giải thích phán quyết trọng tài

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày các quy định của pháp luật về sửa chữa, giải thích phán quyết Trọng tài

Ngày nay, với sự phát triển nền kinh tế những tranh chấp xảy ra trong hoạt động thương mại ngày càng nhiều. Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được áp dụng hiện nay. Theo đó, khi giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì Hội đồng trọng tài đóng vai trò quan trọng, đây chính là chủ thể đưa ra phán quyết trọng tài cuối cùng, có hiệu lực thi hành với các bên. Vậy phán quyết trọng tài có được sửa đổi, bổ sung không? Trong trường hợp một trong các bên chưa hiểu rõ các vấn đề trong phán quyết thì có được yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích không? Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.

Phán quyết trọng tài là gì?

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.

Sửa chữa và giải thích phán quyết; phán quyết bổ sung

* Về sửa chữa phán quyết

- Một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai trong phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Thời hạn yêu cầu là 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ khi các bên có thỏa thuận khác về thời hạn này.

+ Nếu Hội đồng trọng tài thấy yêu cầu này là chính đáng thì phải sửa chữa trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

+ Bên cạnh đó, Hội đồng trọng tài cũng có thể chủ động sửa những lỗi trên và thông báo ngay cho các bên.

* Về giải thích phán quyết

- Một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải thích về điểm cụ thể hoặc phần nội dung của phán quyết nhưng phải thông báo ngay cho bên kia. Thời hạn yêu cầu là 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.

+ Nếu Hội đồng trọng tài thấy rằng yêu cầu này là chính đáng thì phải giải thích trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nội dung giải thích này là một phần của phán quyết.

* Về phán quyết bổ sung

-  Một bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài ra phán quyết bổ sung đối với những yêu cầu được trình bày trong quá trình tố tụng nhưng không được ghi trong phán quyết và phải thông báo ngay cho bên kia biết. Thời hạn yêu cầu là 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về thời hạn.

+ Nếu Hội đồng trọng tài cho rằng yêu cầu này là chính đáng thì ra phán quyết bổ sung trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Đối với 3 trường hợp trên, nếu cần thiết thì Hội đồng trọng tài có thể gia hạn việc sửa chữa, giải thích hoặc ra phán quyết bổ sung.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư