2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, các tranh chấp thương mại diễn ra ngày càng nhiều. Với những ưu điểm của mình, phương thức giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại ngày càng được ưa chuộng. Theo quy định của Luật trọng tài thương mại thì các bên trong quan hệ pháp luật đang có tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Bài viết sau đây sẽ trình bày về thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài được quy định trong Luật Trọng tài thương mại 2010.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp được áp dụng nhằm đáp ứng một hay một số yêu cầu cấp bách của đương sự trong vụ tranh chấp, hoặc để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản đang tranh chấp, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc để bảo đảm thi hành án.
Sau khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ BPKCTT vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì bên có yêu cầu thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi Hội đồng trọng tài. Đơn yêu cầu thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp;
- Lý do cần phải thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được thay đổi, bổ sung và các yêu cầu cụ thể.
- Các trường hợp Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
+ Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
+ Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
+ Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
- Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (khoản 4 Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010)
+ Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
+ Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi Hội đồng trọng tài quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xem xét, quyết định để người đã thực hiện việc bảo đảm được nhận lại tài sản bảo đảm. Nếu do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc người thứ ba thì Hội đồng trọng tài không ra quyết định trả lại tài sản bảo đảm cho người đã thực hiện biện pháp bảo đảm đó.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh