2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giải quyết tranh chấp thương mại tại Trọng tài là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp được quy định tại Luật thương mại 2005. Nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại diễn ra một cách thống nhất, đồng bộ, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về việc chuẩn bị và thành phần phiên họp giải quyết tranh chấp. Bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể về vấn đề này.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
- Về thời gian và địa điểm được quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau: Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
- Về giấy triệu tập tham dự phiên họp được quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau: Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thành phần và thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp như sau:
- Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đây là nguyên tắc xét xử không công khai hay xét xử “kín” – một ưu điểm của tố tụng trọng tài. Đặc điểm này giúp bảo vệ uy tín, giữ bí mật thông tin cho các bên tranh chấp thường là những thương nhân.
- Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quy định này tạo điều kiện thuân lợi nhất cho các bên tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh