2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong các giao dịch thương mại, các hợp đồng hay trong đời sống hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe nói đến thuật ngữ “thương nhân”, vậy thương nhân bao gồm những đối tượng nào? Thương nhân có những quyền và nghĩa vụ gì trong các hoạt động thương mại? Hãy GỌI NGAY theo số điện thoại 0908308123 để được LUẬT SƯ tư vấn pháp luật miễn phí để hiểu rõ hơn về khái niệm thương nhân hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định khái niệm về thương nhân như sau:
“Điều 6. Thương nhân
1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Theo đó, thương nhân có thể là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nhưng phải có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu thương nhân không thể là một cá nhân bán hàng rong hay tự phát mà phải đáp ứng đầy đủ đồng thời cả 3 tiêu chí: hoạt động thương mại một cách độc lập, thương xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Ví dụ về thương nhân: Công ty Cổ phần Tư vấn & Đầu tư ABC, …
Từ khái niệm thương nhân ở trên, ta có thể khái quát thành năm đặc điểm của thương nhân như sau:
Thứ nhất: Đặc điểm về chủ thể
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Đối với cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam và công dân nước ngoài, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có điều kiện hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật để trở thành thương nhân.
Đối với tổ chức kinh tế, phải được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Thương nhân phải có hoạt động thương mại
Các cá nhân, tổ chức kinh tế phải có hoạt động thương mại, có nghĩa là phải có các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại hay các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Thứ ba: Thương nhân phải tiến hành hoạt động thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của bản thân mình
Hiểu một cách ngắn gọn là thương nhân phải tự mình tham gia hoạt động thương mại mà không phụ thuộc vào tổ chức hay cá nhân nào. Khi tham gia và các hoạt động thương mại hay các giao dịch thương mại thương thân phải tham gia với tư cách là chủ thể pháp luật độc lập, bằng hành vi, khả năng của chính mình tham gia các hoạt động, giao dịch thương mại đó và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Các đơn vị phụ thuộc vào tổ chức kinh tế như văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là thương nhân vì các đơn vị này chỉ là đơn vị phụ thuộc vào thương nhân, không tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật.
Thứ tư: Thương nhân phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên
Các tổ chức, cá nhân là thương nhân thì phải hoạt động thương mại một cách thường xuyên. Các hoạt động này phải được diễn ra liên tục, thực tế, lặp đi lặp lại, mang tính chất nghề nghiệp, không mang tính chất tạm thời, ngắn hạn. Nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp phải xuất pháp từ chính các hoạt động này. Nếu một thương nhân không hoạt động thương mại thường xuyên, liên tục thì có thể bị buộc chấm dứt thương nhân thông qua hình thức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giải thể.
Thứ năm: Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh
Đặc điểm cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với thương nhân đó là thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận. Tính chất hợp pháp thể hiện qua việc hoàn tất thủ tục hành chính liên quan đến việc ra đời của chủ thể hoạt động thương mại. Đăng ký kinh doanh vừa có thể được nhìn nhận là một đặc điểm của thương nhân, vừa có thể là một yêu cầu bắt buộc đối vưới các cá nhận, tổ chức muốn trở thành thương nhân.
Đăng ký kinh doanh là sự công nhận của cơ quan nhà nước về sự ra đời của thương nhân, kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tư cách pháp nhân được xác lập và thương nhân có quyền tiến hành các hoạt động thương mại. Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi các thông tin cơ bản về thương nhân đó như tên thương mại, ngày thành lập, ngành nghề kinh doanh… Tùy vào từng loại hình kinh doanh của thương nhân mà giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có các tên gọi khác nhau:
+ Đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thượng mại thường xuyên: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân được phân loại như sau:
- Thương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.
- Thương nhân là pháp nhân: đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.
- Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.
Từ các đặc điểm trên đây, giúp chúng ta hình dung dễ hơn về khái niệm thương nhân là gì. Các cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân bước đầu có thể biết để trở thành thương nhân cần phải làm những gì.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh