2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, các tranh chấp trong hoạt động thương mại diễn ra ngày một nhiều. Cùng với đó việc các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài cũng ngày một nhiều hơn. Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này, chủ thể giải quyết tranh chấp giữa các chính là các Trọng tài viên. Để đảm bảo giải quyết các tranh chấp một cách hợp tình, hợp lí, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật thì vai trò của các Trọng tài viên là rất quan trọng. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về điều kiện để trở thành trọng tài viên? Bài viết sau đây sẽ trình bày về các điều kiện này.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Khoản 5 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 định nghĩa như sau: “Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.”
Trọng tài là một tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước bởi vậy mà các Trọng tài viên cũng không phải là cán bộ, công chức, viên chức.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì người muốn trở thành Trọng tài viên cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
- Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
- Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ đại học và thực tế công tác đã nêu trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Quy định trên mang tính chất “khung” về điều kiện trở thành Trọng tài viên. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định mang tính “mở” vấn đề này. Tùy thuộc vào mục tiêu, mục đích hay cơ cấu hoặc tính bền vững của mình mà các Trung tâm trọng tài có thể định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định chung đối với Trọng tài viên của tổ chức mình. Ví dụ: có trình độ đại học nhưng phải là hệ đào tạo chính quy tập trung, yêu cầu về xếp hạng bằng văn bằng tốt nghiệp…
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho hoạt động giải quyết tranh chấp tại trọng tài diễn ra một cách hiệu quả, khách quan thì một người dù đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì vẫn không được làm Trọng tài viên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;
- Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh