2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì có thể thấy mô hình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam là mô hình “phi tập trung”, tức mọi cơ quan, tổ chức đều tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, vì thế nên không phân rõ được cơ quan chuyên trách, trách nhiệm thì chồng chéo. Cụ thể:
“Điều 47. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.”
Theo Chương 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Điều 34, 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tại Trung ương, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng giao cho Phòng Bảo vệ người tiêu dùng và Phòng kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung triển khai trực tiếp các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cụ thể tại Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định:
“Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Công thương
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.”
Tại địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sở Công Thương sẽ là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. Theo đó, Sở Công Thương giao cho Phòng Quản lý thương mại, số còn lại giao cho phòng xuất nhập khẩu, phòng đối ngoại, Chi cục Quản lý thị trường…
Điều 34 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ có nêu rõ như sau:
“Điều 34. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương.
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.
Sở Công Thương là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đơn vị giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình.”
Thực tiễn cho thấy nhiệm vụ mà cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giao là rất lớn, từ xây dựng chính sách đến tổ chức thực thi từ trung ương đến địa phương, để đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân. Và theo mô hình phi tập trung nên các cơ quan chuyên trách gần như không có vì quyền lực nhà nước trong quản lý tiêu dùng lại phân bổ dàn trải, nhiều địa phương còn chưa thống nhất được giữa các đơn vị, trách nhiệm thì chồng chéo, gây ra khó khăn trong triển khai thực hiện. Hơn nữa
Nhận thấy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và tất cả các địa phương trong cả nước nên yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần cơ chế phối hợp tốt, nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đặc biệt các doanh nghiệp lớn cần có nhiều giải pháp đồng bộ từ quy trình quản lý, sử dụng nhân lực đến dây chuyền sản xuất và cung ứng sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phù hợp, nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng,… từ đó đưa ra thị trường với những sản phẩm được người mua tin dùng, chú ý, nâng cao được thương hiệu của doanh nghiệp mà vẫn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh