2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng được chú trọng trước khi người tiêu dùng xác lập giao dịch với các thương nhân. Bởi khi nắm bắt được thông tin thì người mua mới biết sản phẩm họ đang xem là sản phẩm gì, nguồn gốc từ đâu, cách sử dụng như thế nào, giá thành bao nhiêu,… Cụ thể căn cứ vào Điều 12 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:
“Điều 12. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.”
- Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa thì nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát. Căn cứ vào Nghị định trên, các tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ biết những nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa sao cho phù hợp với hàng hóa của mình.
- Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng giao dịch ví dụ như tại các siêu thị, trung tâm thương mại thì việc đề giá công khai hàng hóa là rất cần thiết vì số lượng hàng hóa thực sự khổng lồ, người tiêu dùng cần biết giá để ước lượng những sản phẩm cần mua phù hơp với điều kiện của họ, không thể mỗi sản phẩm đều mang đi hỏi người bán hàng được. Nhưng điểm này thì hoàn toàn khác tại các chợ truyền thống, giá hàng hóa không được niêm yết công khai mà người mua giao dịch bằng miệng; vì vậy người tiêu dùng cần cân nhắc trước khi mua hàng hóa có giá trị, phải xem xét, so sánh giá cả tại các nơi bán hàng khác nhau và với các hàng hóa cùng loại để chọn được hàng hóa có chất lượng và giá cả hợp lý, nơi bán có uy tín, không để các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh cần có cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa. Ví dụ một hàng hóa đơn giản như con dao, tuy mọi người ngầm hiểu đây là dụng cụ nhà bếp thông thường dùng để cắt, gọt nhưng nó được xem là hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng vì có thể dùng làm dụng cụ gây thương tích với tính sát thương cao. Vì vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh cụ thể là phía nhà sản xuất phải có trách nhiệm ghi rõ cảnh báo nguy hiểm cho từng sản phẩm có tính chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
- Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cần có trách nhiệm được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2019 và phải cung cấp đầy đủ thông tin về linh kiện, phụ kiện đó.
- Sẽ thật là thiếu xót nếu chúng ta mua thuốc về mà không có hướng dẫn sử dụng kèm theo; hoặc mua các thiết bị điện tử như máy giặt, điều hòa, ti-vi,… thì đều cần nhà sản xuất cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành kèm theo với sản phẩm đó.
- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng ví dụ như hợp đồng điện nước, các hợp đồng được ký hàng loạt giống nhau… là hợp đồng mẫu. Điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc bán hàng, cung ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và áp dụng đối với người tiêu dùng ví dụ như điều kiện “hàng đã mua miễn đổi trả”, “hàng đã mua được phép đổi trả trong vòng 03 ngày với các điều kiện…”, …
Bên thứ ba ở đây có thể được hiểu là những nhà phân phối, các đại lý, người làm dịch vụ quảng cáo hay chủ các phương tiện truyền thông, quảng cáo mà nhà sản xuất lựa chọn để cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của chính họ. Bên cạnh trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thì bên thứ ba cũng cần có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho người tiêu dùng một cách chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010:
“Điều 13. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp chứng cứ chứng minh tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chịu trách nhiệm liên đới về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ, trừ trường hợp chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
d) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, pháp luật về quảng cáo.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng, phát triển giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý nếu việc sử dụng có khả năng dẫn đến quấy rối người tiêu dùng;
d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của người tiêu dùng hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Cũng gần giống với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thì bên thứ ba cũng “gánh” một phần trách nhiệm không nhỏ trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt là trong vấn đề quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp; bên quảng cáo cần thận trọng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ rồi mới thực hiện hoạt động truyền thông về chúng. Pháp luật nghiêm cấm hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố (căn cứ theo Khoản 9 Điều 8 về hành vi cấm trong quảng cáo của Luật Quảng cáo năm 2018).
(Xem thêm các quy định về pháp luật về báo chí, quảng cáo tại Luật Báo chí năm 2016 và Luật Quảng cáo năm 2018)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh