2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, các tranh chấp trong hoạt động thương mại diễn ra ngày một nhiều. Cùng với đó việc các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài cũng ngày một nhiều hơn. Việc triệu tập người làm chứng là một nội dung quan trọng trong quy trình tố tụng trọng tài, nó có ảnh hưởng to lớn đến phán quyết của Hội đồng trọng tài. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về hoạt động triệu tập người làm chứng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng như sau:
- Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ. Đây là quy định mới của Luật Trọng tài thương mại 2010 nhằm giúp Hội đồng trọng tài có nhiều quyền hạn hơn trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên.
- Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài.
+ Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt. Gửi kèm theo văn bản đề nghị là thỏa thuận trọng tài, đơn khởi kiện, tài liệu khác có liên quan và tài liệu, chứng cứ chứng minh việc triệu tập hợp lệ mà người làm chứng không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp.
+ Trình tự, thủ tục ra quyết định, triệu tập, thông báo kết quả triệu tập người làm chứng thực hiện như sau:
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh