2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, các tranh chấp trong hoạt động thương mại diễn ra ngày một nhiều. Cùng với đó việc các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài cũng ngày một nhiều hơn. Theo đó, Trung tâm trọng tài đóng vai trò rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài. Vậy pháp luật quy định thế nào về tư cách pháp nhân cũng như cơ cấu của Trung tâm trọng tài? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.
Trọng tài viên được hiểu là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010.
Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Theo đó, Trung tâm trọng tài có thể hiểu là trung tâm có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quy chế và hỗ trợ Trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài.
- Thứ nhất, trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Theo đó, trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
+ Được thành lập hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Mỗi Trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại một cách độc lập và bình đẳng với nhau.
- Thứ hai, Trung tâm trọng tài hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Thứ ba, Trung tâm trọng tài được lập Chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Theo đó, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, hoạt động phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập của Trung tâm trọng tài. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trọng tài, được thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài, đại diện cho Trung tâm trọng tài trong các giao dịch của Trung tâm. Văn phòng đại diện có Trưởng Văn phòng đại diện. Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài phải tuân thủ theo các quy định tại Nghị định 63/2011/NĐ-CP của Chính phủ.
- Thứ tư, Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định. Tổ chức quản lý ở các trung tâm trọng tài đơn giản và gọn nhẹ. Ban điều hành Trung tâm trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó Chủ tịch, có thể có Tổng thư ký do Chủ tịch Trung tâm trọng tài cử. Chủ tịch Trung tâm trọng tài là Trọng tài viên.
- Thứ năm, Trung tâm trọng tài có danh sách Trọng tài viên. Việc chọn hoặc chỉ định Trọng tài viên tham gia Hội đồng trọng tài hoặc Trọng tài viên duy nhất để giải quyết vụ tranh chấp chỉ được giới hạn trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài. Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 63/2011/NĐ-CP của chính phủ quy định:
“Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam gửi danh sách trọng tài viên cho Bộ Tư pháp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập hoặc kể từ khi có sự thay đổi về danh sách trọng tài viên.
Định kỳ hàng tháng, Bộ Tư pháp cập nhật và công bố danh sách trọng tài viên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Việc công bố danh sách trọng tài viên nhằm cung cấp thông tin, không ảnh hưởng đến tư cách trọng tài viên.
Trong trường hợp thay đổi danh sách Trọng tài viên thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài đăng ký hoạt động.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh