2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Áp dụng biện pháp chống trợ cấp gồm có áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời; áp dụng biện pháp cam kết; áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức; áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước. Một trong những biện pháp chống trợ cấp đó là áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức. Cụ thể việc áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức như thế nào? Mức thuế ra sao? Thời gian áp dụng là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Việc áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức được quy định tại Khoản 3 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thực hiện như sau:
Trường hợp không đạt được cam kết giữa nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam, thì sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 88 của Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra.
Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp chính thức;
Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức gồm các nội dung chính như sau:
+ Mô tả hàng hóa nhập khẩu là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp trong đó bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
+ Tên, địa chỉ và các thông tin cần thiết khác của các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa là đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức;
+ Tên nước sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức;
+ Kết luận điều tra cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức;
+ Biện pháp chống trợ cấp chính thức cụ thể;
+ Hiệu lực và thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức;
+ Mức chênh lệch về thuế phải hoàn trả nếu có;
+ Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức.
Tại Điểm c Khoản 3 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định mức thuế chống trợ cấp chính thức như sau:
“c) Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận cuối cùng;”
Về nguyên tắc, mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp cho họ; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra; Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lận trong quá trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.
Tại Điểm d Khoản 3 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp:
“d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.”
Thời hạn này trùng với quy định của WTO, việc áp thuế chống trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại.
Trừ trường hợp được gia hạn việc rà soát cuối kỳ như sau: Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng (theo điểm d Khoản 2 Điều 90 của Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh