2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp có quy định về việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Cụ thể việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được quy định như thế nào? Trình tự thực hiện việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được quy định tại Khoản 4 Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Mục 4 Chương IV Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018.
Những tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp:
+ Nhà sản xuất trong nước;
+ Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài;
+ Nhà nhập khẩu;
+ Các tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không phù hợp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở Hồ sơ yêu cầu rà soát.
Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp bao gồm các nội dung sau:
+ So sánh hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp sản xuất trong nước;
+ Khả năng thay thế của hàng hóa nhập khẩu;
+ Năng lực sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp của ngành sản xuất trong nước.
Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng (theo điểm d Khoản 4 Điều 90 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, cụ thể như sau:
+ Không điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
+ Thu hẹp phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp.
+ Miễn trừ áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà nhập khẩu cụ thể.
Như vậy, căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiếp tục áp dụng hoặc miễn áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà nhập khẩu cụ thể.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quản lý ngoại thương 2017
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh