Xác minh sự việc và thu thập chứng cứ trong tố tụng trọng tài

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:12 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày các quy định của pháp luật về xác minh sự việc và thu thập chứng cứ trong tố tụng trọng tài

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, các tranh chấp trong hoạt động thương mại diễn ra ngày một nhiều. Cùng với đó việc các chủ thể lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài cũng ngày một nhiều hơn. Việc xác minh sự việc cũng như thu thập chứng cứ là những nội dung quan trọng, nó có ảnh hưởng to lớn đến phán quyết của Hội đồng trọng tài. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về hoạt động xác minh sự việc và thu thập chứng cứ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại.

Quy định về xác minh sự việc

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật trọng tài thương mại 2010 thì trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có quyền gặp hoặc trao đổi với các bên với sự có mặt của bên kia bằng các hình thức thích hợp để làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên biết.

Việc xác minh sự việc giúp Hội đồng trọng tài tìm hiểu rõ ngọn ngành, nguyên nhân của tranh chấp cũng như các sự việc có liên quan để có thể đưa ra phán quyết một cách công bằng, chính xác nhất.

Thu thập chứng cứ

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:

- Các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp.

- Theo yêu cầu của một hoặc các bên, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Hội đồng trọng tài tự mình hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, có quyền trưng cầu giám định, định giá tài sản trong vụ tranh chấp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp; đồng thời có quyền tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Chi phí giám định, chi phí chuyên gia sẽ do bên yêu cầu tạm ứng hoặc Hội đồng trọng tài phân bổ.

 - Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp.

+ Văn bản để nghị Tòa án thu thập chứn cứ phải có đầy đủ nội du g quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trọng tài thương mại 2010 gồm: Văn bản đề nghị phải nêu rõ nội dung vụ việc đang giải quyết tại Trọng tài, chứng cứ cần thu thập, lý do không thu thập được, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó. Gửi kèm theo văn bản đề nghị là thỏa thuận trọng tài, đơn khởi kiện, tài liệu khác có liên quan và tài liệu, chứng cứ chứng minh việc tiến hành thu thập chứng cứ những vẫn không thể tự mình thu thập được (khoản 1 Điều 11 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).

+ Trình tự, thủ tục thu thập, bảo quản, chuyển giao chứng cứ của Tòa án

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn yêu cầu thu thập chứng cứ, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và gửi văn bản đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được chứng cứ do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, Tòa án phải thông báo cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết để tiến hành việc giao nhận chứng cứ. Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu thì Tòa án phải thông báo ngay cho Hội đồng trọng tài, bên yêu cầu biết đồng thời có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy đây là sự hỗ trợ cần thiết của cơ quan quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo hoạt động giải quyết tranh chấp diễn ra một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cho các bên cũng như Trọng tài.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư