Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:03 (GMT+7)

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định....

1.Căn cứ pháp lý

Điều 6 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài như sau:

Điều 6. Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan khác theo quy định của Chính phủ.
3. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này.
4. Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này”

2.Nội dung

Theo quy định chung, quan hệ có yếu tố nước ngoài là quan hệ có ít nhất một bên chủ thể là người mang quốc tịch nước ngoài, hoặc nơi diễn ra giao dịch là tại nước ngoài, hoặc đối tượng của quan hệ đang tọa lạc tại nước ngoài. Khi đó, việc áp dụng pháp luật giải quyết khi phát sinh các vấn đề trong quan hệ không chỉ đơn thuần là áp dụng luật quốc gia như thông thường nữa, mà tùy vào từng trường hợp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề có thể là pháp luật khác. Trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế được áp dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh. Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, trên cơ sở tự do, tự nguyện thỏa thuận. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương. Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại được hình thành từ lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ thương mại quốc tế. Theo đó, việc áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng được quy định như sau:
-Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của LCCCN thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật thì điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng trước luật quốc gia khi có mâu thuẫn trong quy định. Điều ước quốc tế là luật lệ chung có sự tham gia của Việt Nam cùng các quốc gia và chủ thể quốc tế khác. Trên cơ sở tinh thần hợp tác quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế trước luật quốc gia.
-Trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài, các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng được thoả thuận áp dụng các tập quán thương mại quốc tế gồm Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng Thương mại quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế có liên quan khác theo quy định của Chính phủ. Tập quán thương mại quốc tế không mang tính bắt buộc như điều ước quốc tế hay luật quốc gia. Tức các bên có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng tập quán thương mại hoặc không. Nhưng khi đã lựa chọn áp dụng tập quán thương mại thì các bên phải tuân thủ theo đúng quy định mà tập quán quy định.
-Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật công cụ chuyển nhượng năm 2005. Theo nguyên tắc chung, sự việc xảy ra ở đâu thì áp dụng pháp luật nước nơi xảy ra sự việc đó được áp dụng. Mặc dù việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở một nước khác, nhưng được phát hành tại Việt Nam thì việc phát hành phải được thực hiện theo quy định của luật Việt Nam. Còn việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng,...sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật nước nơi diễn ra sự việc đó.
-Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005. Cũng tương tự như quy định trên, sự việc xảy ra ở đâu thì pháp luật nước nơi sự kiện đó xảy ra được áp dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư