2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 15 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về các hành vi bị cấm trong quan hệ công cụ chuyển nhượng như sau:
“Điều 15. Các hành vi bị cấm
1. Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng.
2. Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa.
3. Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.
4. Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất.
5. Cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán.
6. Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền phát hành séc”
Quá trình phát hành, chuyển nhượng, thanh toán công cụ chuyển nhượng được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định có thể dài, ngắn khác nhau tùy vào thỏa thuận ban đầu. Từ khi phát sinh cho đến khi thanh toán, công cụ chuyển nhượng có thể được chuyển giao qua nhiều chủ thể khác nhau, từ đó làm phát sinh nhiều vấn đề xâm phạm đến lợi ích của nhau và lợi ích chung của cộng đồng. Chình vì vậy, khi thực hiện chuyển nhượng các công cụ chuyển nhượng, các bên phải lưu ý tránh thực hiện các hành vi bị cấm mà pháp luật quy định, cụ thể:
-Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng. Công cụ chuyển nhượng được xem là hợp pháp khi nó được phát hành bởi chủ thể có quyền, theo đúng nội dung, hình thức và quy trình pháp luật quy định. Việc làm giả công cụ chuyển nhượng, hoặc sửa chữa có yếu tổ có trên công cụ chuyển nhượng là hành vi vi phạm pháp luật. Công cụ chuyển nhượng được phát hành dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện của người ký phát, người phát hành. Do đó, mọi hành vi giả mạo, thay đổi nội dung của công cụ đều bị nghiêm cấm.
-Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa. Khi phát hiện công cụ chuyển nhượng bị làm giả, sửa chữa, tẩy xóa thì chủ thể sở hữu phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền và người có liên quan biết để kịp thời xử lý. Bởi công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa thì xem như không có hiệu lực pháp lý. Các giao dịch phát sinh với công cụ chuyển nhượng này không được pháp luật công nhận. Trên thực tế, có những đối tượng cố ý sử dụng, chuyển nhượng công cụ này nhằm vu lơi cá nhân, gây thiệt hại cho chủ thể khác. Vậy nên, pháp luật nghiêm cấm hành vi cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa.
-Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng. Công cụ chuyển nhượng bắt buộc phải có chữ ký của người phát hành, người ký phát. Vì vậy, hành vi giả mạo chữ ký, ký không đúng thẩm quyền khiến cho công cụ chuyển nhượng không có giá trị, và đây là hành vi bị nghiêm cấm.
-Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất. Thời hạn thanh toán là khoảng thời gian cụ thể nhất định, mà người bị ký phát hoặc người người phát hành có nghĩa vụ thanh toán tiền cho người thụ hưởng. Việc thanh toán phải được thực hiện theo đúng thời hạn thỏa thuận. Ngoài thời hạn đó thì công cụ chuyển nhượng không còn giá trị. Do đó, việc chuyển nhượng chỉ được xem là hợp pháp khi thực hiện chuyển giao trong thời hạn thanh toán vẫn còn. Trường hợp công cụ chuyển nhượng đã bị từ chối thanh toán đồng nghĩa với việc công cụ đó trở nên vô giá trị, cho dù có sở hữu hay không cũng không có ý nghĩa gì. Khi đó, nếu tiếp tục chuyển nhượng thì sẽ ảnh hưởng đến người nhận chuyển nhượng, là người không có đủ điều kiện để nhận biết về về việc công cụ đã bị từ chối thanh toán.
-Cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán. Khi công cụ chuyển nhượng không có khả năng thanh toán thì có không còn ý nghĩa đối với người thụ hưởng nữa. Việc cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán sẽ làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nhận chuyển nhượng.
-Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền phát hành séc. Chủ thể phát hành séc là chủ thể có đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Séc có giá trị khi được phát hành bởi chủ thể có thẩm quyền. Trường hợp chủ thể bị đình chỉ phát hành séc, thì séc phát hành sẽ không có giá trị, không được xem là một loại giấy tờ có giá, người ký phát cũng không có nghĩa vụ phải thanh toán.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh