Chào bán, chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần của các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và luật khác có liên quan...

1.Căn cứ pháp lý

Chào bán, chuyển nhượng cổ phần là giao dịch diễn ra hàng ngày trên sàn giao dịch chứng khoán. Việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần của các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và luật khác có liên quan. Theo đó, Điều 53 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng như sau:

Điều 56. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ.
2. Trong thời gian đang xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được chuyển nhượng cổ phần, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
4. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại Điều 55 của Luật này”

2.Nội dung

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất được chia từ thành các phần bằng nhau từ vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Hay nói cách khác, vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng được chia thành các phần bằng nhau, các phần đó gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, theo đó, cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức. Phát hành cổ phần và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là phương thức huy động vốn của tổ chức tín dụng. Những chủ thể mua cổ phần là thường là những nhà đầu tư, thực hiện mua bán thường xuyên trên sàn giao dịch chứng khoán. Chào bán, chuyển nhượng là cách thức mà các cổ đông rút vốn khỏi tổ chức tín dụng. Theo đó, cổ phần được chuyển giao từ chủ thể này sang chủ thể khác, người nhận chuyển nhượng trở thành cổ đông mới của tổ chức tín dụng. Thông thường, đối với các cổ đông phổ thông là các nhà đầu tư thông thường thì việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần không bị hạn chế. Tuy nhiên, đối với một số cổ đông đặc biệt mà việc chuyển nhượng, chào bán cổ phần của họ có ảnh hưởng đến lợi ích của tổ chức tín dụng, thì pháp luật quy định hạn chế chuyển nhượng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể:
-Cổ đông là cá nhân, cổ đông là tổ chức có người đại diện là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ. Cá nhân giữ chức vụ là người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng có thể là cổ đông của hoặc là đại diện cho tổ chức là cổ đông của tổ chức tín dụng, không có quyền chuyển nhượng cổ phần trong khoảng thời gian đang thực hiện nhiệm vụ. Bởi vì, những chủ thể này có chức năng quản lý, điều hành tổ chức. Họ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, đưa ra các phương án kinh doanh, hoạt động, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức tín dụng. Trong thời hạn đương nhiệm họ phải thực hiện công việc đúng, đầy đủ, khách quan, công minh nhằm đem lại lợi ích chung cho tổ chức. Việc sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng có thể xem là động cơ giúp họ hoàn thành tốt công việc nếu không muốn khoản đầu tư của mình không đem lại lợi nhuận, thậm chí có thể bị mất. Bên cạnh đó, họ là người giữ chức vụ cao trong tổ chức tín dụng,  nên sẽ rõ hơn ai hết tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng đó. Nếu phát hiện việc kinh doanh không khả quan họ sẽ tiến hành bán cổ phần để bảo vệ lợi ích cho mình mà không bận tâm đến lợi ích của những cổ đông khác và tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, những người này không được chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời hạn đang đương nhiệm.
-Trong thời gian đang xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước do trách nhiệm cá nhân, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được chuyển nhượng cổ phần. Trong trường hợp này, các cổ đông phổ thông là tổ chức, cá nhân khác cũng không được chuyển nhượng, chào bán cổ phần. Trong thời hạn xử lý hậu quả theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo quyết định của NHNN sẽ gây ra hiệu ứng hoang mang, dẫn đến việc bán tháo cổ phần. Điều đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tổ chức tín dụng. Trừ một trong các trường hợp sau đây, thì việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần vẫn được diễn ra như bình thường:
1.Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo ủy quyền của cổ đông tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.  
2.Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) bị buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đây là trường hợp đặc biệt có sự can thiệp của nhà nước, buộc các chủ thể phải tuân thủ theo. Việc chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này chỉ áp dụng riêng với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) là cổ đông của tổ chức tín dụng bị Tòa án buộc chuyển nhượng cổ phần. Điều đó đồng nghĩa các cổ đông khác không được thực hiện chuyển nhượng cổ phần trong trường hợp này/
3.Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Pháp luật quy định các phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng bao gồm: phương án phục hồi; phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần; phương án giải thể; phương án chuyển giao bắt buộc và phương án phá sản. Việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng là phương án đảm bảo ổn định thị trường tài chính-tiền tệ. Theo đó, việc chuyển giao cổ phần là một trong những bước tiến hành cơ cấu lại tổ chức tín dụng. Do đó, trong trường hợp này thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác.
Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Cổ phần được niêm yết trên sàn chứng khoán bao gồm cổ phần của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trên mọi lĩnh vực, chứ không chỉ riêng lĩnh vực tín dụng-ngân hàng. Theo đó, việc chào bán, chuyển nhượng cổ phần trên sàn giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp bao gồm cả các tổ chức tín dụng được điều chỉnh chung bằng luật về chứng khoán.
-Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác với điều kiện bảo đảm các tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định. Thời gian mới thành lập là khoảng thời gian nhạy cảm. Việc cần làm lúc này là ổn định tình hình nội bộ, kinh doanh, tạo niềm tin cho khách hàng, khẳng định uy tín, vị thế trên thị trường. Vậy nên, việc cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập sẽ làm phân tán quyền lực của tổ chức tín dụng. Điều đó làm ảnh hưởng đến các cổ đông sáng lập còn lại và ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư