2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chế độ tài chính có vai trò quan trọng trong hoạt động của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để đảm bảo cho hoạt động ổn định, an toàn cho tổ chức tín dụng, chế độ tài chính phải được thực hiện theo quy định chung của pháp luật. Điều 136 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về chế độ tài chính như sau:
“Điều 136. Chế độ tài chính
Chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ”
Có thể hiểu, chế độ tài chính của một tổ chức tín dụng là các nội dung liên quan đến việc tạo lập, sử dụng nguồn vốn, quỹ tiền tệ, phân phối lợi nhuận, chế độ chính sách, kế toán, đảm bảo cho khả năng thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thông thường, các doanh nghiệp tự quyết định các vấn đề liên quan đến chế độ tài chính của công ty mình. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng là hoạt động nhạy cảm, có ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nền kinh tế của cả nước. Do đó, chế độ tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
-Về nguyên tắc quản lý tài chính: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và các cam kết của mình theo quy định của pháp luật; Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện công khai tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật khác có liên quan.
-Về chủ thể chịu trách nhiệm:
1.Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng: Thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan; Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước, chủ sở hữu và các bên góp vốn giao cho tổ chức tín dụng sử dụng;. Quyết định hoặc thông qua trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật khác có liên quan và điều lệ của tổ chức tín dụng; Thực hiện công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng, Giám đốc công ty thành viên độc lập trong việc sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn, tổ chức thực hiện kinh doanh theo kế hoạch, phương án đã được phê duyệt, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; Chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng; Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
2. Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng: Điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng; Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua; thực hiện phương án phân phối lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác; Chịu trách nhiệm về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh; chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho tổ chức tín dụng; Xây dựng các định mức chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng; Lập và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua báo cáo tài chính; chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác; Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua; Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác, chuyển nhượng vốn đầu tư ra bên ngoài theo phân cấp ủy quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng; Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
3. Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Đại diện cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và điều hành hoạt động hàng ngày theo quyền và nghĩa vụ phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; Trường hợp một ngân hàng nước ngoài có hai hoặc nhiều chi nhánh hoạt động tại Việt Nam và thực hiện chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo hợp nhất thì ngân hàng nước ngoài phải ủy quyền cho một Tổng Giám đốc (Giám đốc) chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
4. Người đại diện phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng: Người đại diện phần vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng phải thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm của người đại diện liên quan đến việc quản lý tài chính, giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng theo quy định của Nghị định này, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh