2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ chuyển nhượng như séc, hối phiếu trong ngành tài chính ngân hàng thì việc ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng là rất cần thiết không chỉ đáp ứng các yêu cầu khách quan của nền kinh tế mà còn thể chế hoá đường lối của Đảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đáp ứng nhu cầu hội nhập và hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về công cụ chuyển nhượng.
Vậy hối phiếu đòi nợ là gì? Chuyển giao hối phiếu đòi nợ như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 được Quốc hội lần thứ 11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Sau đây được gọi là Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005).
Hối phiếu đòi nợ là một trong những công cụ chuyển nhượng theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định như sau:
“2. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.”
Người ký phát hối phiếu đòi nợ là người lập và ký phát hành hối phiếu đó. Theo đó, người ký phát phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ cho người thụ hưởng khi hối phiếu đòi nợ bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
Cầm cố là một biện pháp bảo đảm, theo đó, người cầm cố giao cho người nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay trong thời hạn nhất định. Khi đến thời hạn trả nợ, người cầm cố thanh toán cho người nhận cầm cố toàn bộ khoản vay và người nhận cầm có nghĩa vụ trả lại tài sản cầm cố.
Theo quy định chung của pháp luật, đối tượng cầm cố phải là tài sản có giá trị, có thể dễ dàng thanh toán thành tiền, bao gồm: vật, giấy tờ có giá, động sản... Trong đó, hối phiếu đòi nợ là một trong những tài sản được phép cầm cố. Vì hối phiếu đòi nợ là một loại giấy tờ có giá, có thể thể chuyển nhượng, mua bán, trao đổi và đặc biệt là khả năng chuyển đổi thành tiền.
Do đó, chủ sở hữu có của hối phiếu đòi nợ có thể sử dụng tài sản này để cầm cố theo quy định của pháp luật. Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản.
Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định của pháp luật. Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu đòi nợ cho người cầm cố.
Trong trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu đòi nợ thì người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu đòi nợ và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố là công việc được thực hiện khi hết thời hạn cầm cố mà các bên thỏa thuận. Khi thời hạn cầm cố kết thúc, có hai trường hợp xảy ra: một là người cầm cố đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ; hai là người cầm cố chưa thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
Theo đó, tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định về việc xử lý hối phiếu đòi nợ được cầm cố khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ: Người thụ hưởng sử dụng hối phiếu đòi nợ thuộc sở hữu của mình cầm cố đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ với người nhận cầm cố. Thời hạn cầm cố tồn tại song song với thời hạn thực hiện nghĩa vụ.
- Trường hợp người cầm cố không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ. Trên thực tế, vì lý do nào đó mà người cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận cầm cố dù đã đến thời hạn thỏa thuận. Lúc này, người nhận cầm cố trở thành chủ sở hữu của hối phiếu đòi nợ là tài sản đảm bảo thay thế cho nghĩa vụ chưa được thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ của người cầm cố. Người nhận cầm cố trở thành chủ sở hữu và được thanh toán theo nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Nhờ thu là biện pháp mà người thụ hưởng sử dụng để gián tiếp yêu cầu người bị ký phát thanh toán số tiền trên hối phiếu đòi nợ. Theo đó, việc nhờ thu phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Điều 39 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về nhờ thu qua người thu hộ như sau:
“Điều 39. Nhờ thu qua người thu hộ
1. Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ theo quy định của Luật này kèm theo uỷ quyền bằng văn bản về việc thu hộ.
2. Người thu hộ không được thực hiện các quyền của người thụ hưởng theo hối phiếu đòi nợ ngoài quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán, quyền nhận số tiền trên hối phiếu, quyền chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ khác để nhờ thu hối phiếu đòi nợ.
3. Người thu hộ phải xuất trình hối phiếu đòi nợ cho người bị ký phát để thanh toán theo quy định tại Điều 43 của Luật này. Trường hợp người thu hộ không xuất trình hoặc xuất trình không đúng thời hạn hối phiếu đòi nợ để thanh toán dẫn đến hối phiếu đòi nợ không được thanh toán thì người thu hộ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng tối đa bằng số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể thủ tục nhờ thu hối phiếu đòi nợ qua người thu hộ”
Có thể thấy, nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi giao hàng thì gửi hứng từ ủy thác cho bên thu hộ phục vụ mình thu hộ tiền hàng từ người mua. Thông thường, phương thức thanh toán nhờ thu được sử dụng phổ biến trong quan hệ mua bán quốc tế.
Trong quan hệ hối phiếu đòi nợ, người thụ hưởng cũng có thể sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu thông qua người thu hộ. Người thu hộ là ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm dịch vụ thu hộ hối phiếu. Người nhờ thu là người thụ hưởng hợp pháp hối phiếu thực hiện việc chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu.
Theo đó, việc nhờ thu qua người thu hộ được thực hiện như sau:
- Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ theo quy định kèm theo uỷ quyền bằng văn bản về việc thu hộ.
Khi nhờ thu người nhở thu phải chuyển giao cho người thu hộ hối phiếu đòi nợ làm cơ sở để người bị ký phát thanh toán. Bên cạnh đó, để chứng minh người thu hộ có quyền thu hộ, thì người thụ hưởng đồng thời phải đưa cho người thu hộ giấy ủy quyền, Giấy ủy quyền thu hối phiếu là văn bản do người nhờ thu lập, ủy quyền cho người thu hộ thực hiện việc xuất trình và thu số tiền ghi trên hối phiếu, trong đó có kèm theo các thông tin chỉ dẫn về nhờ thu hối phiếu.
- Người thu hộ không được thực hiện các quyền của người thụ hưởng theo hối phiếu đòi nợ ngoài quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ để thanh toán, quyền nhận số tiền trên hối phiếu, quyền chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người thu hộ khác để nhờ thu hối phiếu đòi nợ. Mục đích của việc thu hộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng, trong trường hợp đến thời hạn thanh toán mà không thể trực tiếp yêu cầu người bị ký phát thanh toán. Thu hộ cho phép người thụ hưởng được thanh toán đầy đủ số tiền trên hối phiếu đòi nợ mà không cần trực tiếp gặp người bị ký phát.
Chình vì vậy, người thu hộ chỉ thực hiện chức năng là chủ thể đại diện cho quyền lợi của người thụ hưởng yêu cầu người bị ký phát thanh toán tiền, và chuyển giao số tiền thu được cho người thụ hưởng. Người thu hộ không được thực hiện các quyền khác của người thu hưởng mà không thuộc phạm vi thẩm quyền.
- Người thu hộ phải xuất trình hối phiếu đòi nợ cho người bị ký phát để thanh toán theo quy định. Người thu hộ có quyền xuất trình hối phiếu đòi nợ tại địa điểm thanh toán để yêu cầu người bị ký phát thanh toán vào ngày hối phiếu đòi nợ đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn năm ngày làm việc tiếp theo.
Bước 1: Người nhờ thu phải ghi trên mặt sau tờ hối phiếu cụm từ “Chuyển giao để nhờ thu”; tên người thu hộ nhận nhờ thu; ngày, tháng, năm chuyển giao hối phiếu; chữ ký người nhờ thu và đóng dấu đơn vị (nếu có).
Lập Giấy ủy quyền thu hối phiếu kèm hối phiếu nhờ thu, tờ phụ hối phiếu và các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có) giao cho người thu hộ nhận nhờ thu. Số liên lập Giấy uỷ quyền thu hối phiếu và phương thức giao nhận hối phiếu nhờ thu giữa người nhờ thu và người thu hộ nhận nhờ thu do người thu hộ nhận nhờ thu quy định nhưng phải đảm bảo việc giao nhận hối phiếu nhờ thu được kiểm soát, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Khi nhận được Giấy ủy quyền thu hối phiếu kèm hối phiếu và các hóa đơn, chứng từ giao hàng (nếu có) do người nhờ thu giao, người thu hộ nhận nhờ thu có trách nhiệm kiểm tra để đảm bảo các yêu cầu sau:
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hối phiếu đáp ứng các điều kiện để thu hộ, người thu hộ nhận nhờ thu ký nhận chứng từ với khách hàng: Ký tên, đóng dấu người thu hộ nhận nhờ thu lên tất cả các liên Giấy ủy quyền thu hối phiếu; ghi trên mặt sau của tờ hối phiếu nhờ thu cụm từ “Nhận chuyển giao để thu hộ”; ngày, tháng, năm nhận chuyển giao và ghi sổ theo dõi hối phiếu nhận thu hộ.
Bước 4: Để thực hiện thu hộ hối phiếu theo Giấy ủy quyền thu hối phiếu của người nhờ thu, người thu hộ nhận nhờ thu thực hiện xuất trình hối phiếu để yêu cầu người trả tiền thanh toán theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ khác theo chỉ dẫn trên Giấy ủy quyền thu hối phiếu của người nhờ thu hay cho bất kỳ người thu hộ nào mà người thu hộ nhận nhờ thu thấy thích hợp (nếu người nhờ thu không ghi rõ trên Giấy ủy quyền) để nhờ thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.
Trường hợp người thu hộ nhận nhờ thu chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ khác để nhờ thu hộ thì việc chuyển giao này phải thực hiện ngay trong ngày người thu hộ nhận nhờ thu được ủy quyền thu hộ hối phiếu hoặc chậm nhất vào buổi sáng ngày làm việc kế tiếp.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh