Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:06 (GMT+7)

Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản

1.Căn cứ pháp lý

Điều 37 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố như sau:

Điều 37. Chuyển giao hối phiếu đòi nợ để cầm cố
Người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản”

2.Nội dung

Cầm cố hối phiếu đòi nợ là việc người thụ hưởng chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố để đảm bảo cho khoản vay của họ trong thời hạn nhất định. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm cầm cố nói chung là: người cầm cố phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, bên nhận cầm cố chiếm hữu tài sản trong suốt thời hạn cầm cố và trả lại cho bên cầm cố khi họ thanh toán đầy đủ nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận. Theo đó, việc chuyển giao tài sản cầm cố phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với hối phiếu đòi nợ, người cầm cố hối phiếu đòi nợ phải chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận cầm cố. Cũng như cầm cố tài sản nói chung, người nhận cầm cố chiếm hữu tài sản trên thực tế trong suốt thời hạn cầm cố mà các bên thỏa thuận. Cầm cố là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bên cầm cố, khi đến thời hạn trả nợ mà bên cầm cố không thanh toán hoặc thanh toán không đủ thì, người nhận cầm được quyền thanh lý tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên cầm cố. Do đó, người nhận cầm cố phải chiếm hữu tài sản cầm cố, để đảm bảo rằng bên cầm cố sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình, và thuận tiện trong việc thanh lý tài sản khi bên cầm cố không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thoả thuận về cầm cố hối phiếu đòi nợ phải được lập thành văn bản. Hối phiếu là tài sản có thể chuyển giao, đối với những loại hối phiếu không ghi tên người thụ hưởng thì chủ thể nắm giữ hối phiếu là người có quyền yêu cầu bên bị ký phát thanh toán tiền cho mình. Do đó, khi cầm cố hối phiếu, người nhận cầm cố sẽ nắm giữ hối phiếu đó. Để tránh trường hợp phát sinh các tranh chấp trong việc xác định chủ sở hữu của hối phiếu thì thỏa thuận cầm cố phải được lập thành văn bản. Đây là cơ sở pháp lý để xác định chủ sở hữu hợp pháp của hối phiếu đòi nợ, tránh trường hợp bên nhận cầm cố tự ý chuyển nhượng hối phiếu khi chưa hết thời hạn cầm cố.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư