Điều 33 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng hình thức chuyển giao như sau:
“Điều 33. Chuyển nhượng bằng chuyển giao.
1. Chuyển nhượng bằng chuyển giao là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng.
2. Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với các hối phiếu đòi nợ sau đây:
a) Hối phiếu đòi nợ được ký phát trả cho người cầm giữ;
b) Hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống;
c) Hối phiếu đòi nợ có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để trống”
Hối phiếu đòi nợ được chuyển nhượng bằng hai hình thức là ký chuyển nhượng và chuyển giao. Khác với ký chuyển nhượng, chuyển giao hối phiếu đòi nợ được thực hiện nhanh gọn hơn, thủ tục đơn giản hơn. Theo đó, . chuyển nhượng bằng chuyển giao là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Chuyển giao được thực hiện bằng hành vi trực tiếp chuyển giao hối phiếu từ người chuyển nhượng sang cho người nhận chuyển nhượng mà không cần phải ký tên như hình thức ký chuyển nhượng.
Việc chuyển nhượng bằng chuyển giao được áp dụng đối với các hối phiếu đòi nợ sau đây:
-Hối phiếu đòi nợ được ký phát trả cho người cầm giữ. Theo quy định chung, người thụ hưởng là chủ sở hữu của hối phiếu đòi nợ có thể tồn tại với tư cách là người cầm giữ hối phiếu đòi nợ có ghi trả cho người cầm giữ.
-Hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống. Hối phiếu được ký hậu để trống là hối phiếu không ghi rõ ai là người thụ hưởng, lúc này nó được xem là một món hàng có thể dễ dàng trao đổi. Hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống tức hối phiếu chỉ được chuyển nhượng bằng cách ký hậu để trống. Hối phiếu này có thể trao tay, mua đi bán lại thoải mái, thực hiện chức năng lưu thông/phương tiện thanh toán.
-Hối phiếu đòi nợ có chuyển nhượng cuối cùng là ký chuyển nhượng để trống. Cũng tương tự như hối phiếu đòi nợ chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống. Loại hối phiếu này mang đầy đủ đặc điểm, tính chất của hối phiếu đòi nợ ký chuyển nhượng để trống: không chỉ đích danh người thụ hưởng, có thể dễ dàng trao tay.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tín dụng 25/11/2021
Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình
Tín dụng 25/11/2021
Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh...
Tín dụng 26/11/2021
Người ký chuyển nhượng có nghĩa vụ bảo đảm hối phiếu đòi nợ đã chuyển nhượng sẽ được chấp nhận và thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Tín dụng 26/11/2021
Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ...
Tín dụng 26/11/2021
Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách....
Tín dụng 26/11/2021
Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ...
Tín dụng 27/11/2021
Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu đòi nợ theo quy định tại Mục này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Tín dụng 27/11/2021
Điền vào chỗ trống tên của mình hoặc tên của người khác; Tiếp tục ký chuyển nhượng để trống hối phiếu đòi nợ bằng cách ký trên hối phiếu đòi nợ;
Tìm kiếm nhiều