Cổ đông phổ thông của tổ chức tín dụng có quyền gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:51 (GMT+7)

Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền....

1.Căn cứ pháp lý

Trong tổ chức tín dụng cổ phần, cổ đông phổ thông chiếm đa số số lượng cổ cổ đông của tổ chức. Do đó, quyền lợi của cổ đông phổ thông là vấn đề nhận được quan tâm của nhiều người. Theo đó, quyền của cổ động phổ thông được xác định tại Điều 53 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể:

Điều 53. Quyền của cổ đông phổ thông
1. Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
2. Được nhận cổ tức theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
3. Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng.
4. Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng.
5. Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác.
6. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
7. Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản.
8. Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình.
9. Được ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định. Danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định”

2.Nội dung

Tổ chức tín dụng cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ phần phổ thông có vai trò quan trọng trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông thường, các tổ chức tín dụng phát hành cổ phần phổ thông khi cần huy động vốn để kinh doanh. Việc phát hành cổ phần phổ thông cho phép tổ chức tín dụng huy động được nguồn vốn lớn, dài hạn. Đồng thời, cổ phần phổ thông cũng là biện pháp thu hút các nhà đầu tư của tổ chức tín dụng, gây dựng hình ảnh, uy tín, củng cố vị thế trong hệ thống tín dụng. Do đó, bảo vệ lợi ích cho các cổ đông phổ thông chính là bảo vệ sự lớn mạnh, ổn định, phát triển của tổ chức tín dụng. Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy cổ đông phổ thông được pháp luật trao cho nhiều quyền lợi, bao gồm:
-Tham dự và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền. Cổ đông phổ thông là người góp vốn vào tổ chức tín dụng, lợi ích mà họ nhận được gắn liền với tình hình kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng đó. Cổ đông phổ thông chỉ được trả cổ tức khi tổ chức tín dụng kinh doanh có lãi, và phải mất toàn bộ vốn góp nếu tổ chức phá sản. Vì vậy, họ có quyền tham gia và phát biểu ý kiến trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
-Được nhận cổ tức theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Cổ tức là khoản lợi ích mà các cổ đông nhận được khi tham gia góp vốn vào tổ chức tín dụng. Việc phát hành cổ phần phổ thông là kênh huy động vốn tối ưu của tổ chức tín dụng. Chủ thể mua cổ phần phổ thông do tổ chức tín dụng phát hành mục đích chính là đầu tư, trong đó cổ tức là điều mà các nhà đầu tư hướng đến khi quyết định rót tiền đầu tư và bất kỳ một tổ chức nào. Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ thanh toán đúng, đầy đủ cổ tức cho các cổ đông. 
-Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong tổ chức tín dụng. Pháp luật không giới hạn số lần tổ chức tín dụng được phát hành thêm cổ phần trên thị trường để huy động vốn. Tùy vào quy mô, mục đích, phương án kinh doanh mà nhu cầu huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần của các tổ chức tín dụng không giống nhau. Theo đó, cổ đông phổ thông của tổ chức tín dụng có thể mua thêm cổ phần tùy vào nhu cầu, lợi ích của bản thân. Một cổ đông có thể mua thêm hoặc bán cổ phần của mình mà không bị pháp luật cầm. Do đó, trường hợp tổ chức tín dụng phát hành thêm cổ phần, cổ đông phổ thông được ưu tiên mua trước. Tức, trước khi phát hành trên thị trường, các cổ đông phổ thông được quyền mua trước cổ phần mà tổ chức chuẩn bị phát hành, sau đó số lượng còn lại mới được chào bán cho các nhà đầu tư khác. 
-Được chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác của tổ chức tín dụng hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng. Quyền chuyển nhượng cổ phần là cơ sở để bảo vệ lợi ích của cổ đông phổ thông. Việc sở hữu cổ phần không đồng nghĩa với việc chủ thể bị ràng buộc với tổ chức cho đến khi ngừng hoạt động. Khi không muốn tiếp tục nắm giữ cổ phần, cổ đông có thể chuyển nhượng cho cổ đông khác, hoặc tổ chức, cá nhân khác. Cổ phần phổ thông là cổ phần thông thường, không bị chi phối bởi các yếu tổ khác như cổ phần ưu đãi. Cổ phần phổ thông thực chất là công cụ để huy động vốn, mục đích của tổ chức tín dụng là nguồn tiền thu được từ các nhà đầu tư. Vì vậy, việc chủ thể nào nắm giữ cổ phần phổ thông không bị ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tín dụng.
-Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ của tổ chức tín dụng, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Đây là những thông tin mang tính công khai, minh bạch, phải thông báo cho toàn bộ các cổ đông trong tổ chức tín dụng. Việc xem xét lại các thông tin, dữ liệu trên đảm bảo lợi ích của cổ đông phổ thông, tránh việc tổ chức tín dụng che dấu, gian lận gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
-Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần sở hữu tại tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng giải thể hoặc phá sản. Khi tổ chức tín dụng phá sản, việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính được thực hiện lần lượt theo thứ tự mà Luật pháp sản quy định. Khi nghĩa vụ trên được thực hiện xong mà vẫn còn tài sản thì nghĩa vụ sau được thực hiện. Cứ như vậy, khi thực hiện lần lượt các nghĩa vụ trên nếu tổ chức tín dụng vẫn còn dư tài sản thì cổ đông phổ thông được thanh toán số tiền tương ứng với số tài sản còn lại. 
-Được ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; người được ủy quyền không được ứng cử với tư cách của chính mình. Uỷ quyền là hình thức mà chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình một cách gián tiếp. Khi tham gia vào bất kỳ giao dịch dân sự nào, chủ thể có thể thực hiện thông qua hành vi của một chủ thể khác. Người thực hiện quyền thay cho cổ đông gọi là người được ủy quyền. Phạm vi thực hiện ủy quyền tương ứng với phạm vi thực hiện quyền của cổ đông phổ thông theo quy định pháp luật và Điều lệ tổ chức.
-Được ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc theo quy định của pháp luật nếu Điều lệ của tổ chức tín dụng không quy định. Danh sách ứng cử viên phải được gửi tới Hội đồng quản trị theo thời hạn do Hội đồng quản trị quy định. Thực chất đây là một trong những quyền năng cụ thể của quyền được đưa ý kiến, biểu quyết của cổ đông phổ thông. Người được cổ đông phổ thông ứng cử phải được Hội đồng quản trị phê duyệt, sau đó gửi cho Ngân hàng nhà nước. Chủ thể đó chỉ được chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát khi NHNN có chấp thuận bằng văn bản.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư