2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LTCTD và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Để được thành lập và hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể khoản 5 Điều 20 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định:
“Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép
5. Điều kiện cấp giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước quy định”
Căn cứ vào quy định của LTCTD và các văn bản pháp luật liên quan, điều kiện được cấp Giấy phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 quy định về quỹ tín dụng nhân dân, cụ thể:
-Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép. Mức vốn pháp định có thể không giống nhau, tùy thuộc vào loại hình tổ chức của tổ chức tín dụng được thành lập mà pháp luật quy định mức vốn pháp định khác nhau. Vốn là điều kiện cơ bản để hình thành doanh nghiệp. Các hoạt động của tổ chức tín dụng phát sinh từ nguồn vốn này. Việc quy định vốn pháp định là một trong những biện pháp để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này, đủ tiềm lực để có thể đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình. Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu các nhà làm luật nhận thấy, mức vốn tối thiểu mà luật định là cơ sở để một tổ chức hoạt động ngân hàng duy trì sự ổn định, an toàn trong quá trình hoạt động, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho chính bản thân doanh nghiệp đó và khách hàng. Chính vì vậy, điều kiện về vốn là cơ sở để quyết định cấp Giấy phép thành lập một tổ chức tín dụng.
-Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình thành lập. Mỗi chủ thể chỉ được tham gia thành lập một quỹ tín dụng nhân dân. Chủ thể tham gia thành lập quỹ tín dụng nhân dân phải có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Bên cạnh đó, quỹ tín dụng nhân dân phải có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với cá nhân: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này; Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức không được giữ các chức danh Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị; Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc; Kế toán trưởng và các chức danh chuyên môn nghiệp vụ trừ trường hợp được chỉ định theo quy định của pháp luật.
(2) Đối với hộ gia đình: Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình; Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định đối với thành viên là cá nhân.
(4) Đối với pháp nhân:Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
-Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Tùy thuộc vào quy mô tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân mà yêu cầu của pháp luật về điều kiện đối với người quản lý, thành viên Ban kiểm soát có sự khác nhau. Quy mô được xác định dựa trên tổng tài sản của quỹ tín dụng đó, theo đó, tổng tài sản của tổ chức tín dụng càng lớn thì yêu cầu đối với người quản lý và thành viên ban kiểm soát càng cao. Ví dụ: Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 500 tỷ trở lên như sau:
“3. Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản 500 tỷ đồng trở lên:
a) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(i), a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1 Điều này;
(ii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 04 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iii) Có bằng đại học trở lên;
b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị:
(i) Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại điểm a(ii), a(iii), a(iv), a(v) khoản 1 Điều này;
(ii) Là thành viên cá nhân của quỹ tín dụng nhân dân;
(iii) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
(iv) Có bằng đại học trở lên”
-Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
-Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều lệ công ty là xương sống cho mọi hoạt động của một doanh nghiệp từ việc kinh doanh, vận hành, đến việc xây dựng các quy chế nội bộ….Do đó, Điều lệ phải phù hợp với quy định của pháp luật thì mới đảm bảo cho hoạt động hợp pháp của tổ chức tín dụng.
-Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động. Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Do đó, hoạt động của tổ chức tín dụng nhân dân có tính quyết định đến đời sống của người dân. Nên, cũng như những tổ chức tín dụng khác, quỹ tín dụng nhân dân phải có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi. Ba năm là quãng thời gian đủ dài để quỹ tín dụng nhân dân củng cố vị trí của mình và ổn định hoạt động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh