2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Giải thể tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 154 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:
“Điều 154. Giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể trong các trường hợp sau đây:
1. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
2. Khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản;
3. Bị thu hồi Giấy phép”
Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải thể trong các trường hợp sau đây:
-Tự nguyện xin giải thể. Khi tổ chức tín dụng đã đạt được mục đích dự định, và xét thấy việc tiếp tục hoạt động không đem lại hiệu quả, thì có thể xin được giải thể. Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán hết nợ và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Khác với phá sản là trường hợp tổ chức tín dụng bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả và bị Tòa án ra quyết định pháp sản, thì giải thể chỉ được thực hiện khi tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán hết nợ. Khi chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi đối với những người có liên quan tại công ty như: người lao động, chủ nợ, đối tác kinh doanh, cơ quan nhà nước….Bên cạnh đó, NHNN là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Do đó, khi tổ chức tín dụng xin được giải thể thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của NHNN. Thực chất sự đồng ý của NHNN là cơ sở để xem xét lại điều kiện giải thể của tổ chức tín dụng, tức khả năng năng thanh toán nợ, thực hiện các nghĩa vụ tài chính của tổ chức tín dụng có được hoàn thành đúng, đầy đủ theo quy định pháp luật không. Sau đó, NHNN ban hành văn bản quyết định giải thể tổ chức tín dụng.
-Hết thời hạn hoạt động. Khi đăng ký thành lập, hoạt động tổ chức tín dụng phải đăng ký thời hạn hoạt động của công ty mình với NHNN và được NHNN chấp thuận. Theo đó, thời hạn hoạt động của các tổ chức tín dụng do pháp luật quy định phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại hình tổ chức tín dụng. Khi thời hạn hoạt động kết thúc, tổ chức tín dụng được quyền xin gia hạn thời hạn hoạt động. Trong trường hợp, khi hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản thì tổ chức tín dụng đó bị giải thể theo quyết định của NHNN.
-Bị thu hồi Giấy phép. Giấy chứng nhận đăng ký thành lập tổ chức tín dụng là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà NHNN cấp cho các tổ chức tín dụng. Đây được xem là sự công nhận của pháp luật về việc công nhận sự tồn tại và hoạt động của tổ chức tín dụng trên lãnh thổ Việt Nam. Thu hồi giấy phép là việc nhà nước không công nhận sự tồn tại của tổ chức tín dụng nữa, hay nói cách khác nhà nước tước đoạt quyền hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng bằng việc thu hồi lại giấy phép đã cấp. Theo đó, giấy phép của tổ chức tín dụng có thể bị thu hồi trong một số trường hợp sau: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép; tổ chức tín dụng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép; tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động; tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng....
Khi giải thể, tổ chức tín dụng chính thức chấm dứt tư cách chủ thể kinh doanh hoạt động ngân hàng trong hệ thống tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của tổ chức tín dụng phải dừng hoạt động, đồng thời phải thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ theo quy định pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh