Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:56 (GMT+7)

Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác,

1.Căn cứ pháp lý

Góp vốn, mua cổ phần là hoạt động cơ bản của các công ty tài chính, cho phép các công ty tài chính này có thể đầu tư, phát triển kinh doanh trong trường hợp cần thiết. Việc góp vốn, mua cổ phần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 110 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về việc góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính như sau:

Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
1. Công ty tài chính chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư.
3. Công ty tài chính chỉ được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”

2.Nội dung

Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên. Việc góp vốn, mua cổ phần là phương thức đầu tư, kinh doanh của các công ty tài chính. 
Các công ty tài chính chỉ được sử dụng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần. Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên thành lập công ty tài chính đã góp hoặc cam kết sẽ góp trong thời hạn nhất định. Vốn điều lệ được ghi trong Điều lệ công ty, và tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là nguồn vốn để thực hiện công việc kinh doanh, duy trì hoạt động của công ty, do đó, việc sử dụng vốn điều lệ để góp vốn, mua cổ phần nhằm đầu tư thu lợi nhuận là hoàn toàn phù hợp. Quỹ dự trữ  là số tiền trích ra từ lợi nhuận để đề phòng những khoản chi phí có thể phát sinh trong tương lai. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng tài chính của các công ty tài chính trong quá trình hoạt động, pháp luật đã quy định công ty tài chính chỉ được sử dụng vốn điều lệ, quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần trong các trường hợp sau:
-Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Đây là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao cho các công ty tài chính. Bằng cách sử dụng nguồn vốn sản có, các công ty tài chính tiến hành đầu tư cho các doanh nghiệp tiềm năng nhằm hưởng cổ tức mà các doanh nghiệp đó đem lại. 
- Thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận. Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Theo đó, công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phẩn thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong các lĩnh vực sau đây sau đây:
1. Bảo hiểm. Công ty tài chính được phép kinh doanh bảo hiểm khi thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết. 
2. Chứng khoán. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định. Khi kinh doanh lĩnh vực này, công ty tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau: Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân. Công bằng, công khai, minh bạch. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
3. Quản lý nợ. Quản lý nợ là khái niệm thường áp dụng cho nợ công cộng và dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan hữu trách nhằm điều tiết quy mô và cơ cấu nợ tồn. Nó có thể bao gồm các hoạt động như xác định loại chứng chỉ nợ cần phát hành (ngắn hạn hay dài hạn, có thể được phép hoặc không được phép mua đi bán lại), điều kiện phát hành (lãi suất, giá, thời hạn). 
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư