2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 25 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về hình thức bảo lãnh hối phiếu đòi nợ như sau:
“Điều 25. Hình thức bảo lãnh
1. Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ.
2. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát”
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Người bảo lãnh là người có liên quan trong quan hệ công cụ chuyển nhượng. Theo đó, hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Người bị ký phát là người có nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng số tiền tương đương với giá trị của hối phiếu. Hối phiếu đòi nợ là một loại chứng từ chứng nhận nợ của người bị ký phát. Trên thực tế, có thể xảy trường hợp, người bị ký phát không thanh toán tiền như đã thỏa thuận, điều đó làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thụ hưởng, là người được nhận số tiền mà bên bị ký phát thanh toán. Để đảm bảo cho khả năng chi trả của người bị ký phát, thì các bên có thể thỏa thuận về việc để một chủ thể khác đứng ra bảo lãnh, cam kết sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng khi đến thời hạn thanh toán mà người bị ký phát không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Bảo lãnh hối phiếu đòi nợ là hình thức bảo đảm cho quyền lợi người thụ hưởng, do đó, việc bảo lãnh phải được thực hiện theo đúng hình thức mà pháp luật quy định, cụ thể:
-Việc bảo lãnh hối phiếu đòi nợ được thực hiện bằng cách người bảo lãnh ghi các nội dung theo quy định trên hối phiếu đòi nợ hoặc trên tờ phụ đính kèm hối phiếu đòi nợ, bao gồm:
1.Cụm từ “bảo lãnh”. Hối phiếu đòi nợ được ký phát có thể có biện pháp bảo lãnh hoặc không. Do đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp bảo lãnh thì phải ghi nhận trên hối phiếu.
2.Số tiền bảo lãnh. Người bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh toàn bộ giá trị của hối phiếu hoặc chỉ một phần. Do đó, trên hối phiếu phải ghi rõ số tiền mà người bảo lãnh cam kết bảo lãnh. Đây là căn cứ để xác định trách nhiệm của người bảo lãnh trong trường hợp người bị ký phát không thanh toán được tiền cho người thụ hưởng.
3.Tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh chính là người bị ký phát. Trên hối phiếu phải ghi tên người được bảo lãnh, đảm bảo khi người cho cam kết bảo lãnh của người bảo lãnh. Trong trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảo lãnh cho người ký phát. Bên cạnh đó, nội dung không thể thiếu là tên, địa chỉ và chữ ký của người bảo lãnh. Người bảo lãnh tham gia bảo lãnh hối phiếu đòi nợ dựa trên tinh thần tự do, tự nguyện. Tên, chữ ký là cơ sở để xác định việc họ tự nguyện tham gia bảo lãnh. Bên cạnh đó, trong trường hợp người bị ký phát không thanh toán được tiền, thì người thụ hưởng có thể dựa trên thông tin về tên, địa chỉ người bảo lãnh để yêu cầu họ thanh toán theo số tiền đã cam kết.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh