2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức hợp tác xã. Quỹ tín dụng nhân được thực hiện một số hoạt động ngân hàng phù hợp với tính chất, đặc điểm là doanh nghiệp hợp tác xã. Điều 118 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
“Điều 118. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
1. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Nhận tiền gửi của thành viên;
b) Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Cho vay bằng đồng Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Cho vay đối với khách hàng là thành viên;
b) Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
4. Các hoạt động khác, bao gồm:
a) Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân;
b) Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác;
c) Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã;
d) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
đ) Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
e) Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
g) Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm;
h) Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
5. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bản hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.”
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LTCTD và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện một số các hoạt động ngân hàng sau:
-Nhân tiền gửi. Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các thành thành viên, và các cá nhân, tổ chức không phải thành viên.
-Cho vay. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Quỹ tín dụng nhân dân được cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng là thành viên, và cả khách hàng không phải thành viên.
-Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.Chuyển tiền là dịch vụ do các tổ chức tín dụng cung cấp, cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người khác. Mặc dù sản phẩm không phong phú như các ngân hàng thương mại, tuy nhiên dịch vụ chuyển tiền mà các quỹ tín dụng nhân dân cung cấp đã và đang từng bước đáp ứng nhu cầu của các thành viên, và khách hàng vùng nông thôn, góp phần tạo uy tín hoạt động. Thu hộ, chi hộ là việc tổ chức, cá nhân ủy quyền cho quỹ tín dụng thực hiện giao dịch thu hoặc chi các khoản tiền theo hợp đồng.
-Các hoạt động khác, bao gồm:
1. Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân. Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác. Quỹ tín dụng nhân dân được tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động. Ủy thác cho vay là việc bên ủy thác ủy thác cho bên nhận ủy thác để cho vay đối với khách hàng vay vốn. Theo đó, Chính phủ, tổ chức, cá nhân, chuyển giao vốn ủy thác cho quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng sử dụng vốn đó và cho khách hàng có nhu cầu vay.
2. Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác. Quỹ tín dụng có thể vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác để giải quyết tình hình khó khăn về tài chính, hoặc đầu tư, kinh doanh trong quá trình hoạt động.
3. Tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã. Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân. Vì vậy, việc góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã là nghiệp cơ bản bản, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn.
4. Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mở tài khoản là việc các quỹ tín dụng nhân dân tiến hành tạo một tài khoản bắt buộc tại Ngân hàng nhà nước, và được quyền tạo tạo tài khoản tại các tổ chức tín dụng khác mà cụ thể là các ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhằm thực hiện chức năng thanh toán và dự trữ bắt buộc.
6. Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm. Là việc các công ty bảo hiểm ủy thác cho các công ty tài chính thực hiện các hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
8. Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên. Tư vấn tài chính là việc tư vấn cho những người có nhu cầu với các kế hoạch tài chính cụ thể. Một dịch vụ tư vấn tài chính được đánh giá hiệu quả khi nó cung cấp được những kế hoạch kinh doanh tài chính hấp dẫn cho khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bản hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép. Theo đó, các quỹ tín dụng nhân chỉ được hoạt động trong phạm vi địa bản mà NHNN đã quy định.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh