2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 122 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô như sau:
“Điều 121. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô
1. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại.
2. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng”
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tổ chức tài chính vi mô có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính và thúc đẩy các doanh nghiệp siêu nhỏ mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời giúp các hộ dân có thu nhập thấp cải thiện đời sống. Hoạt động mở tài khoản là một trong những hoạt động cơ bản của các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi của khách hàng. Mở tài khoản bao gồm: các tổ chức tín dụng mở tài khoản tại NHNN và tại các tổ chức tín dụng khác, tổ chức tín dụng mở tài khoản cho khách hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất hoạt động mà quy định của pháp luật về mở tài khoản của các tổ chức tín dụng không giống nhau. Theo đó, hoạt động mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô được thực hiện như sau:
-Mở tài khoản tại NHNN. Là việc các tổ chức tín dụng tạo tài khoản tiền gửi tại NHNN nhằm thực hiện chức năng dự trữ bắt buộc. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng với từng loại tiền gửi như sau: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc; Tiền gửi bằng ngoại tệ phải tính dự trữ bắt buộc khác kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc. Theo nguyên tắc chung, các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi đều phải mở tài khoản dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Nhận tiền gửi là hoạt động ngân hàng mà tổ chức tài chính vi mô được thực hiện. Pháp luật cho phép tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, và nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức như những tổ chức tín dụng khác. Tổ chức tài chính vi mô huy động tiền gửi sau đó sử dụng nguồn tiền đó để kinh doanh, tạo lợi nhuận. Dự trữ bắt buộc là cơ sở để bảo vệ các tổ chức tín dụng không bị rơi vào tình trạng khủng hoảng, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng gửi tiền. Do đó tổ chức tài chính vi mô phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
-Mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại. Việc mở và sử dụng tài khoản tiền gửi giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại LTCTD. Việc mở và sử dụng tài khoản tiết kiệm phải được thực hiện bằng hợp đồng giữa các bên liên quan, trong đó xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
-Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng. Theo đó, tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng mà pháp luật cho phép, trong đó có nghiệp vụ nhận tiền gửi của khách hàng nhưng không được nhận tiền gửi thanh toán. Như vậy, tổ chức tài chính vi mô không có chức năng thanh toán như các tổ chức tín dụng khác, vì vậy, việc mở tài khoản thanh toán cũng không phải nghiệp vụ nằm trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh