Hoạt động ngân hàng điện tử?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:55 (GMT+7)

Hoạt động ngân hàng điện tử là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch

1.Căn cứ pháp lý

Với sự phát triển của khoa học-công nghệ, các doanh nghiệp đang dần đưa hệ thống công nghệ thông tin vào để quản lý, điều hành doanh nghiệp. Điều đó đã tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh được diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, công sức của cả doanh nghiệp và khách hàng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống. Trong lĩnh vực tín dụng-ngân hàng, sự tác động của khoa học-công nghệ đã dẫn đến việc hình thành các hoạt động ngân hàng điện tử. Điều 97 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về hoạt động ngân hàng điện tử như sau:

Điều 97. Hoạt động ngân hàng điện tử
Tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”

2.Nội dung

Hoạt động ngân hàng điện tử là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông. Hoạt động của ngân hàng điện tử cung cấp cho người dùng các dịch ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Đối với các tổ chức tín dụng, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động cũng đem đến những kết quả tích cực, như: tăng doanh thu, tăng hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng…Chính vì những tác động tích cực và phù hợp xu thế toàn cầu hóa, mà pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động kinh doanh qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. 
Tuy nhiên,  bên cạnh những ưu điểm, thì việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng có những rủi ro nhất định. Một trong những nhược điểm của ngân hàng điện tử chính là tính an toàn và bảo mật của hệ thống vẫn còn nhiều sơ hở. Khách hàng có thể mất mật khẩu truy cập tài khoản do hacker ăn cắp bằng công nghệ cao. Do đó, tiền trong tài khoản của khách hàng có thể bị mất mà không biết bản thân nhầm lẫn hay do lỗi của tổ chức tín dụng. Điều đó gây thiệt hại nặng nề cho khách hàng, mà tổ chức tín dụng cũng bị ảnh hưởng đến uy tín của mình.  Bên cạnh đó còn tồn đọng các bất cập khác như: chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng; hệ thống ngân hàng điện tử phát triển độc lập, chưa có sự liên kết chặt chẽ và bền vững….Những điều đó tác động đến tâm lý của khách hàng, khiến họ không an tâm khi sử dụng các dịch vụ điện tử mà tổ chức tín dụng cung cấp. Để đảm bảo sự ổn định của thị trường, an toàn cho khách hàng, thì việc sử dụng các phương tiện điện tử trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo hướng dẫn của NHNN về quản lý rủi ro và quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư