Khi nào tổ chức tín dụng bị áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:00 (GMT+7)

Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.

1.Căn cứ pháp lý

Kiểm soát đặc biệt là biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng với các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán. Biện pháp kiểm soát đặc biệt được áp dụng theo quy định chung của pháp luật. Cụ thể, Điều 146 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt như sau:

Điều 146. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
1. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả , mất khả năng thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguy cơ mất khả năng chi trả;
b) Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán;
c) Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
d) Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục”

2.Nội dung

Khả năng chi trả, khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác, cũng như trang trải được các nhu cầu chi tiêu thường nhật của tổ chức. Khi tổ chức tín dụng rơi vào trạng thái mất khả năng chi trả sẽ gây nên tâm lý hoang mang cho khách hàng và các nhà đầu tư, kéo theo ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tín dụng. Chính vì vậy, để ngăn chặn tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khả năng chi trả pháp luật đã quy định để NHNN áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với những tổ chức tín dụng có nguy cơ rơi vào tình trạng này. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau:
-Trách nhiệm của NHNN. Khi tổ chức tín dụng rơi vào trạng thái mất khả năng chi trả sẽ gây nên tâm lý hoang mang cho khách hàng và các nhà đầu tư, kéo theo ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tín dụng. Chính vì vậy, NHNN với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền và nghĩa vụ quản lý, kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống tín dụng. Để ngăn chặn tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng có thể trở nên xấu đi, gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, NHNN có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời những trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả , mất khả năng thanh toán. Quy định này không chỉ bảo vệ lợi ích của riêng tổ chức tín dụng đó, mà còn đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nhà đầu tư, đối tác của tổ chức tín dụng, đồng thời đảm bảo sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng.
-Các trường hợp tổ chức tín dụng phải áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt. NHNN xem xét, đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
1. Có nguy cơ mất khả năng chi trả. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định pháp luật trong 03 tháng liên tiếp. Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.
2. Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%. Tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.
3. Khi số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. Số lỗ lũy kế được hiểu là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau, hay còn được hiểu là số lỗ được tổng hợp trước đó được đưa vào tính toán tiếp trong phần hạch toán tiếp theo. Ví dụ: số tiền lỗ của tháng 1 là 1 tỷ đồng, số lỗ của tháng 2 là 500 triệu đồng, như vậy, tổng số tiền lỗ tính đến tháng 2 là 1,5 tỷ đồng. Số lỗ phải được khắc phục trong các tháng tiếp theo. Nếu tổ chức tín dụng không thể khắc phục tình trạng kinh doanh, để cho số lỗ lũy kế lớn hơn 50% giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính thì cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu tiếp tục hoạt động bình thường thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng. 
4. Hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
5. Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định. Theo nguyên tắc chung, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Trường hợp trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn 4% trong thời hạn 06 tháng liên tục, thì đồng nghĩa với việc tổ chức tín dụng đang hoạt động không hiệu quả, có nguy cơ bị phá sản. Khi đó, tổ chức tín dụng cần được áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt. 

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư