2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt buộc phải tiến hành kiểm toán độc lập. Hoạt động ngân hàng vốn là lĩnh vực nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế, do đó, kiểm toán độc lập là cơ sở để đảm bảo cho hoạt động hiệu quả của các tổ chức tín dụng, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Theo đó, hoạt động kiểm toán độc lập của các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc chung của pháp luật. Cụ thể, Điều 42 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
“Điều 42. Kiểm toán độc lập
1.Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để kiểm toán các hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn.
3. Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập.
4. Việc kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật này”
Kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là việc kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán. Hay nói cách khác, kiểm toán độc lập là việc tổ chức tín dụng lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập với tổ chức tín dụng đó, và tiến hành kiểm toán một số nội dung liên quan đến hoạt động của tổ chức. Kiểm toán độc lập có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng. Bằng việc đưa ra ý kiến độc lập và các khuyến nghị liên quan, kiểm toán độc lập góp phần tại thêm sức ép cho các tổ chức tín dụng ngày càng hoàn thiện hệ thống quản trị tổng thể và hệ thống quản trị rủi ro nói riêng, nhờ đó mà mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên có liên quan. Kiểm toán độc lập giúp nâng cao mức độ tin cậy và minh bạch của thông tin và dữ liệu của các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tốc độ và số lượng giao dịch được thực hiện trong quá trình hoạt động. Nếu không có hoạt động kiểm toán độc lập hoặc chất lượng kiểm toán độc lập không được đảm bảo thì rủi ro xảy các sai sót và gian lận trọng yếu trong các giao dịch sẽ ở mức rất cao và niềm tin của các nhà đầu tư và thị trường sẽ ở mức rất thấp, do đó sẽ gây ra nhiều tổn thất cho các tổ chức tín dụng và nền kinh tế nói chung. Nhưng trước đó, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo thực hiện kiểm toán nội bộ theo đúng quy định của pháp luật.
-Trước khi kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để kiểm toán các hoạt động của mình trong năm tài chính tiếp theo. Trường hợp tổ chức kiểm toán độc lập đã được lựa chọn nằm trong Danh sách không được kiểm toán cho năm tiếp theo do Ngân hàng Nhà nước công bố, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập khác đáp ứng đủ các điều kiện để thay thế. Thời hạn lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập thay thế tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng nhà nước công bố Danh sách không được kiểm toán. Hội đồng thành viên quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn. Đại hội đồng cổ đông quyết định hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định (đối với trường hợp Điều lệ của tổ chức tín dụng có quy định) lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là công ty cổ phần. Đại hội thành viên quyết định hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định (đối với trường hợp Điều lệ của tổ chức tín dụng có quy định) lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán tổ chức tín dụng là hợp tác xã. Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
-Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn. NHNN nắm quyền kiểm soát hầu hết mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm toán độc lập phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Do đó, việc thông báo cho NHNN về tổ chức kiểm toán độc lập đã chọn, không chỉ là cơ sở để NHNN thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng, mà còn là căn cứ để xem xét tính pháp lý của tổ chức kiểm toán đó.
-Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập. Hiểu đơn giản, ý kiến kiểm toán ngoại trừ là việc kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập khác đáp ứng đủ các điều kiện để kiểm toán lại đối với các nội dung liên quan đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện kết quả kiểm toán lại cho Ngân hàng Nhà nước để báo cáo.
-Việc kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là hợp tác xã thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh