2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, phát triển, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đã không ngừng đưa vào kinh doanh những nghiệp vụ mới, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong đó phải kể đến dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại cung ứng. Theo đó, việc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại được điều chỉnh bởi LTCTD. Cụ thể, Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
“Điều 105. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
1. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây:
a) Ngoại hối;
b) Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.
3. Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối”
Việc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại nhằm tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh lĩnh vực ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt, đồng thời nắm bắt xu thế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh đã mở rộng kênh đầu tư, kinh doanh của các ngân hàng và đem lại nguồn lợi lớn. Cũng như các hoạt động ngân hàng khác, để được kinh doanh, cung ứng các dịch vụ, sản phẩm này các ngân thành thương mại cần được NHNN chấp thuận bằng văn bản. Theo đó, việc kinh doanh, cung ứng dịch vụ không chỉ diễn ra trong nước và cả ở nước ngoài, các sản phẩm bao gồm:
-Ngoại hối. Ngoại hối là phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế, bao gồm: Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một số nước; Các công cụ thanh toán bằng ngoại tệ: là các công cụ thanh toán được ghi bằng tiền ngoài như séc, hối phiếu, thẻ ngân hàng…; Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty…; Vàng; Đồng tiền tiền quốc gia – bản tệ, được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trong thanh toán quốc tế, hoặc được xuất nhập khẩu của quốc gia; Tiền mã hóa: là các loại tiền ảo được đảm bảo nhờ sức mạnh xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu như Bitcoin, Ethereum…
-Sản phẩm phái sinh. Sản phẩm phái sinh là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác.
1. Ngoại hối. Đây là một trong những sản phẩm phái sinh được thực hiện sớm nhất tại các NHTM. Các phái sinh ngoại tệ được giao dịch theo bao gồm: Sản phẩm mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; sản phẩm hoán đổi ngoại tệ và sản phẩm quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
2. Lãi suất. Sản phẩm phái sinh lãi suất là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về lãi suất. Các sản phẩm phái sinh lãi suất mà các NHTM được kinh doanh, cung ứng và sử dụng bao gồm: Kỳ hạn lãi suất, hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn, hoán đổi lãi suất hai đồng tiền, hoán đổi lãi suất hai đồng tiền cộng dồn, quyền chọn lãi suất giới hạn trần, quyền chọn lãi suất giới hạn sàn, quyền chọn lãi suất kết hợp trần sàn. Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất là việc ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng trên thị trường trong nước nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của khách hàng.
3. Tỷ giá. Tỷ giá chính là mức giá tại một thời điểm khi mà đồng tiền của một nước hay khu vực có thể được chuyển đổi sang một loại đồng tiền của quốc gia, khu vực hay ngoại tệ khác. Các loại tỷ giá được sử dụng phổ biến hiện nay như: tỷ giá mua, tỷ giá bán; tỷ giá chính thức, tỷ giá thị trường; tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn…
Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại. Ví dụ: Điều kiện kinh doanh ngoại hối:
-Điều kiện để ngân hàng thương mại được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước bao gồm: Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phương án dự phòng thảm họa; các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối. Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực hiện.
-Điều kiện để ngân hàng thương mại được xem xét, chấp thuận thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế bao gồm: Đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngoại hối trong nước. Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác và xác định hạn mức giao dịch đối với đối tác nước ngoài; trong đó đối tác nước ngoài mà tổ chức tín dụng được phép có giao dịch tiền gửi (không phải tiền gửi thanh toán) phải là các tổ chức tài chính nước ngoài có hệ số xếp hạng tín nhiệm từ mức Baa3/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investor Service trở lên hoặc từ mức BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard & Poor’s trở lên hoặc từ mức BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings trở lên. Đối với trường hợp ngân hàng thương mại gửi tiền (không phải tiền gửi thanh toán) tại chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài; Tổng số dư tiền gửi của ngân hàng thương mại tại tất cả các chi nhánh, công ty con của ngân hàng thương mại đó ở nước ngoài không vượt quá 10% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại đó.
-Điều kiện chấp thuận hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế:
1. Trong từng thời kỳ, căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối, ngân hàng thương mại được xem xét, cho phép thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi đáp ứng các điều kiện sau: Đã được phép thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước hoặc trên thị trường quốc tế; Có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện; Có quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch phù hợp đối với từng đối tác nước ngoài; Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo báo cáo tài chính được kiểm toán.
2. Điều kiện để ngân hàng thương mại được xem xét, cho phép gia hạn thực hiện hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế bao gồm: Không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối trong quá trình thực hiện các hoạt động ngoại hối có thời hạn; Tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm đề nghị gia hạn và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn; Hoạt động kinh doanh ngân hàng có lãi trong năm liền kề năm đề nghị gia hạn theo báo cáo tài chính được kiểm toán.
Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh