2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, chủ thể có dự kiến thành lập tổ chức tín dụng phải nộp một khoản tiền gọi là lệ phí. Việc nội lệ phí được xác định theo Điều 23 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể:
“Điều 23. Lệ phí cấp Giấy phép
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí”
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được cung cấp một dịch vụ nào đó. Bản chất của lệ phí là biển hiện giá trị bằng tiền của thù lao, giá cả và chi phí bỏ ra để thực hiện một công việc nào đó. Trong đó, khi cá nhân, tổ chức có dự kiến thành lập tổ chức tín dụng thì phải lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Điều đó là phát sinh một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép phải nộp cho cơ quan Nhà nước đó là lệ phí cấp Giấy phép. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí như sau:
-Thời hạn nộp lệ phí:
(1) Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.
(2) Đối với tổ chức tài chính vi mô. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô phải nộp lệ phí tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
-Mức thu lệ phí. Mức lệ phí cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Cụ thể, theo quy định của thông tư 33/2020/TT-BTC và thông tư 150/2016/TT-BTC quy định thì mức thu kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, nộp lệ phí bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại điểm a và điểm b Mục 1 Biểu mức thu lệ phí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 150/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng. Cụ thể:
(1) Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng: Cấp lần đầu là 70.000.000 đồng; Cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn là 35.000.000 đồng
(2) Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Cấp lần đầu là 35.000.000 đồng; Cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn là 17.500.000 đồng
(3) Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân: Cấp lần đầu là 100.000.000 đồng; Cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn là 50.000.000 đồng
(4) Lệ phí cấp giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng: 5.000.000 đồng
(5) Lệ phí cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức không phải là ngân hàng: Cấp lần đầu là 5.000.000 đồng; Cấp sửa đổi, bổ sung, gia hạn là 2.500.000 đồng
Bản chất của lệ phí là khoản tiền công mà chủ thể phải trả khi được cung cấp một dịch vụ nhất định. Khoản tiền đó được xác định dựa trên các khoản như: tiền công sức mà chủ thể cung cấp dịch vụ đã bỏ ra để thực hiện công việc, chi phí phát để thực hiện công việc đó…Chính vì vậy, lệ phí cấp Giấy phép không được trừ vào vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng và cũng không được trả lại trong mọi trường hợp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh