2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Vốn điều lệ được tổ chức tín dụng sử dụng vào mục đích kinh doanh, hoạt động của mình. Trong đó, có việc mua, đầu tư vào tài sản cố định. Việc mua, đầu tư vào tài sản cổ định của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định chung của pháp luật. Điều 140 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về mua, đầu tư vào tài sản cổ định như sau:
“Điều 140. Mua, đầu tư vào tài sản cố định
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng hoặc không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
Tài sản cố định là những tư liệu lao động, sản xuất, tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc không phải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Trong đó, tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...; tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...Bất kỳ doanh nghiệp nào khi mới thành lập đều phải đầu tư vào tài sản cố định để phục vụ cho suốt quá trình hoạt động. Có thể nói, tài sản cố định là cơ sở sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Việc đầu tư vào tài sản cố định được thực hiện dựa trên định hướng, kế hoạch kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật. Đối với hoạt động ngân hàng, pháp luật quy định việc mua, đầu tư vào tài sản cố định của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
-Đối với các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng nói chung (trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Vốn điều lệ là tổng phần vốn góp của các thành viên, chủ sở hữu hứa sẽ góp vào thời hạn nhất định hoặc đã góp, vốn điều lệ được ghi nhận tại Điều lệ của tổ chức tín dụng. Qũy dự trữ bổ sung vốn điều lệ là số tiền được trích ra từ lợi nhuận hàng năm của tổ chức tín dụng, được sử dụng để bổ sung vào vốn điều lệ khi cần thiết, quỹ dự trữ bổ sung không được vượt quá vốn điều lệ. Theo đó, vốn điều lệ được sử dụng để mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho công việc kinh doanh của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, số tiền được sử dụng để mua tài sản cố định phải cân bằng với những tài sản khác. Cụ thể, việc mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ cộng lại.
-Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là một trong những hình thức hiện diện thương mại của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam. Vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp bởi công ty mẹ tại nước ngoài. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tính năng giống với vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng. Theo đó, việc mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động không quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh