2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 22 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận hối phiếu như sau:
“Điều 22. Nghĩa vụ của người chấp nhận
Sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán không điều kiện hối phiếu đòi nợ theo nội dung đã chấp nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán hối phiếu đòi nợ theo quy định của Luật này”
Người chấp nhận hối phiếu đòi nợ là người bị ký phát sau khi ký chấp nhận hối phiếu đòi nợ. Theo đó, người bị ký phát là người có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người ký phát. Nghĩa vụ chấp nhận hối phiếu được thực hiện khi người thụ hưởng xuất trình hối phiếu hoặc thư bảo đảm thông qua mạng bưu chính công cộng. Có thể nói, người chấp nhận là người có nghĩa vụ trả nợ, do đó, việc chấp nhận hối phiếu được xem là hành vi thực hiện nghĩa vụ trả nợ của chủ thể. Vì vậy, việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hối phiếu đòi nợ. Pháp luật quy định về nghĩa vụ của người chấp nhận như sau:
Sau khi chấp nhận hối phiếu đòi nợ, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán không điều kiện hối phiếu đòi nợ theo nội dung đã chấp nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán hối phiếu đòi nợ theo quy định của pháp luật. Chấp nhận là việc người bị ký phát đồng ý thanh toán số tiền nhất định dựa trên hối phiếu đòi nợ mà người thụ hưởng phát hành. Người ký phát có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận hối phiếu đòi nợ, hoặc chỉ chấp nhận thanh toán một phần giá trị của hối phiếu. Theo đó, khi đã chấp nhận thì người chấp nhận phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền chấp nhận cho người thụ hưởng. Trong trường hợp, người chấp nhận chỉ chấp nhận thanh toán một phần trên tổng số tiền ghi nhận trên hối phiếu đòi nợ, thì họ có nghĩa vụ gắn liền với số tiền đã chấp nhận. Tức thanh toán cho người thụ hưởng số tiền mà mình đã chấp nhận thanh toán và ghi trên bề mặt của hối phiếu đó.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh