2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Để hoàn thành công tác kiểm soát đặc biệt, ổn định tình hình hoạt động của tổ chức tín dụng, pháp luật đã quy định về nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, khoản 1 và 3 Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 đã quy định về nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt như sau:
“Điều 148. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;
b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động
3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.”
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Theo đó, NHNN quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện chức năng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong thời hạn nhất định. Trong thời hạn đó, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ của mình. Cụ thể, nhiệm vụ của Ban kiểm soát bao gồm:
-Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động. Ban kiểm soát đặc biệt là cơ quan đại diện cho NHNN cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của hệ thống tín dụng. Theo đó, Ban kiểm soát đặc biệt dựa trên cơ sở phân tích tình hình tài chính, kinh doanh, hoạt động của tổ chức tín dụng trực tiếp chỉ đạo bộ máy điều hành, quản lý của tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát thực hiện xây dựng các phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
-Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua. Sau khi đã xây dựng các phương án phù hợp và đã được thông qua, Ban kiểm soát đặc biệt tiến hành triển khai thực hiện phương án trên thực tế. Trong quá trình thực hiện, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các phương án đó, đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng với tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
-Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động. Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có). Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý. Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
-Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh