Nhiệm vụ của thành viên góp vốn tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:53 (GMT+7)

Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức, trừ trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 71 của LTCTD; Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;

1.Căn cứ pháp lý

Thành viên góp vốn tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên là chủ sở hữu của tổ chức tín dụng đó, trong đó số lượng thành viên góp vốn phải có từ hai chủ thể trở lên. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của tổ chức tín dụng. Để cân bằng giữ lợi ích và nghĩa vụ, cũng như đảm bảo cho lợi ích chung của tổ chức tín dụng và tất cả các thành viên, pháp luật đã quy định về nhiệm vụ của các thành viên góp vốn. Cụ thể, khoản 3 Điều 70 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định về quyền hạn của thành viên góp vốn như sau:

Điều 70. Thành viên góp vốn, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên góp vốn
3. Thành viên góp vốn có các nhiệm vụ sau đây:
a) Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức, trừ trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 71 của Luật này;
b) Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng;
c) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của tổ chức tín dụng”

2.Nội dung

Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quyết định số lượng thành viên Hội đồng thành viên theo từng nhiệm kỳ, nhưng không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên theo nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên. Chức năng của các thành viên Hội đồng thành viên trong tổ chức tín dụng chính là chức năng của Hội đồng thành viên. Để các thực hiện chức năng đó, các thành viên góp vốn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức. Vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng được đăng ký với NHNN, việc rút vốn của các cổ đông có thể dẫn đến việc vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng nhỏ hơn mức vốn pháp định mà pháp luật yêu cầu. Nếu các thành viên được quyền rút vốn khỏi tổ chức tín dụng thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng thay đổi liên tục, điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ổn định của tổ chức. Vì vậy, thành viên góp vốn không được rút vốn đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng, thay vào đó, họ có thể rút khỏi tổ chức bằng cách chuyển nhượng lại phần vốn góp, NHNN quy định cụ thể điều kiện nhận chuyển nhượng phần vốn góp. Quy định này nhằm tạo điều kiện linh hoạt cho các thành viên được quyền rút khỏi tổ chức khi không đủ điều kiện, khả năng tiếp tục là thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng, mà không làm ảnh hưởng đến tổ chức tín dụng và các thành viên còn lại. 
-Tuân thủ Điều lệ của tổ chức tín dụng. Điều lệ được ví như bản Hiến pháp của tổ chức tín dụng, là cơ sở để điều chỉnh hầu hết các hoạt động của tổ chức đó từ người quản lý, điều hành đến nhân viên. Mà các thành viên góp vốn là người đứng đầu tổ chức, do đó, việc thực hiện theo đúng Điều lệ có ý nghĩa quan trọng. 
-Các nhiệm vụ khác theo quy định của LTCTD và Điều lệ của tổ chức tín dụng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư