2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Những cá nhân giữ chức vụ trong các tổ chức tín dụng như thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) có chức năng quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức dụng. Để đảm bảo quá trình quản lý, điều hành tổ chức diễn ra ổn định, đem lại lợi nhuận cho tổ chức tín dụng, cũng như đảm bảo tính khách quan trong hoạt động điều hành, quản lý, thì những chủ thể đảm nhiệm những chức vụ này phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Theo đó, pháp luật loại trừ những người không được đảm nhiệm chức vụ trong tổ chức tín dụng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017, cụ thể như sau:
“Điều 33. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng.
a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;
g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng”
Không được đảm nhiệm chức vụ tức nếu một cá nhân thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định thì không thể đảm nhiệm một số các chức vụ quan trọng trong hệ thống tổ chức của tổ chức tín dụng đó. Thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương khác của tổ chức tín dụng là những chức vụ có vai trò trong việc điều hành, quản lý và quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức tín dụng. Có thể nói, năng lực của những chủ thể này chi phối đến doanh thu, ổn định của tổ chức tín dụng. Vì vậy, pháp luật quy định rất chặt chẽ điều kiện để một cá nhân được đảm nhiệm những vị trí trên trong tổ chức tín dụng. Trong đó, nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau thì không được đảm nhiệm các chức vụ thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương khác trong tổ chức tín dụng:
-Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. Những người này đều có chung một đặc điểm là không có hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, là khả năng của cá nhân bằng hành vi, ý chí của mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Mà người điều hành, quản lý một tổ chức không thể là người không có hoặc không đầy đủ năng lực hành vi được.
-Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án. Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi vi phạm nghiêm trọng, theo quy định chung của pháp luật, những người thuộc đối tượng này là người đang bị pháp luật hạn chế thực hiện một số hành vi nhất định. Nếu để họ đảm nhận các vị trí quan trọng trong tổ chức tín dụng thì sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của tổ chức. Đồng thời, họ cũng không có đủ điều kiện để tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của tổ chức tín dụng được.
-Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên. Theo quy định của Bộ luật Hình sự thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn. Điều đó cho thấy những chủ thể này không có đủ tư cách đạo lý để gánh vác các chức vụ quan trọng trong tổ chức tín dụng, vốn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Ngành nghề này có tính nhạy cảm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, vậy nên, đòi hỏi người đứng đầu phải là người có tư cách đạo đức trong sạch. Theo quy định này, dù chủ thể đã được xóa án tích hay chưa thì cũng không đủ điều kiện đảm nhiệm các chức vụ trên trong cơ cấu tổ chức quản lý của các tổ chức kinh doanh hoạt động ngân hàng.
-Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích. Xâm phạm sở hữu là tội phạm đặc biệt quan trong hoạt động tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn tiền của chủ thể khác, việc xâm phạm sở hữu ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích của khách hàng.
-Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng.
-Sĩ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng.
-Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là vấn đề nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng, nó có liên quan đến vấn nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố, là vấn đề mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến sự hưng vượng của một quốc gia, đe dọa an ninh chính trị. Do đó, những người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì cũng đồng thời không được đảm nhiệm các vị trí điều hành, quản lý tổ chức tín dụng.
-Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự tác động của yếu tố bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Nó không có ý nghĩa quyết định đến năng lực của người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
-Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó.
-Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép.
-Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng. Người có liên quan là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp này, người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của những người này thì không được là thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng. Những người thuộc đối tượng này có quan hệ mật thiết với nhau, do đó, sẽ không công khai, khách quan nếu để họ đảm nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát.
-Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng. Cũng tương tự như trường hợp trên, người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên là vợ, chống, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đó, thì không được là Tổng giám đốc (Giám đốc của tổ chức tín dụng).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh