Phạm vi điều chỉnh của luật các công cụ chuyển nhượng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:03 (GMT+7)

Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác,...

1.Căn cứ pháp lý

Điều 1 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 quy định về phạm vi điều chỉnh của luật này như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
 Luật này điều chỉnh các quan hệ công cụ chuyển nhượng trong việc phát hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Công cụ chuyển nhượng quy định trong Luật này gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, trừ công cụ nợ dài hạn được tổ chức phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường”

2,Nội dung

Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định. Theo đó, pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công cụ chuyển nhượng như sau:
-Về việc phát hành. Phát hành là công đoạn đầu tiền hình thành nên công cụ chuyển nhượng. Pháp luật quy định về chủ thể phát hành, điều kiện phát hành,...Theo đó,  phát hành được hiểu là việc người ký phát hoặc người phát hành lập, ký và chuyển giao công cụ chuyển nhượng lần đầu cho người thụ hưởng.
-Về chấp nhận công cụ chuyển chuyển nhượng. Chấp nhận là cam kết của người bị ký phát về việc sẽ thanh toán toàn bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ khi đến hạn thanh toán bằng việc ký chấp nhận trên hối phiếu đòi nợ theo quy định của pháp luật.
-Về bảo lãnh. Theo nguyên tắc chung, Bảo lãnh là việc người thứ ba ( bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong hoạt động tín dụng, bảo lãnh được thực hiện dưới các hình thức như bảo lãnh hối phiếu đòi nợ.
-Về chuyển nhượng. Chuyển nhượng là việc người thụ hưởng chuyển giao quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng cho người nhận chuyển nhượng theo các hình thức chuyển nhượng quy định.
-Về cầm cố. Cầm cố là một trong những biện pháp bảo đảm được quy định BLDS năm 2015, theo đó, chủ thể chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình là công cụ chuyển nhượng cho chủ thể khác để được sử dụng một khoản tiền do người này cung cấp. Đối với việc cầm cố công cụ chuyển nhượng, pháp luật quy định những công cụ chuyển nhượng cụ thể được cầm cố, điều kiện về chủ thể cầm cố, chủ thể nhận cầm cố…
--Về nhờ thu. Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu, sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 
-Ngoài ra còn có các hoạt động khác như: thanh toán, truy đòi, khởi kiện…
Các công cụ chuyển nhượng mà Luật các công cụ chuyển nhượng điều chỉnh, bao gồm:
-Hối phiếu đòi nợ. Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
-Hối phiếu nhận nợ. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.
-Séc. Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
-Công cụ chuyển nhượng khác.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư