Phạm vi điều chỉnh của luật tổ chức tín dụng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:44 (GMT+7)

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng...

1.Căn cứ pháp lý

Ngày 03/02/1947, Nha tín dụng sản xuất là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập, đặt nền tảng cho sự ra đời và phát triển của hoạt động tín dụng nước ta. Trải qua các thời kỳ, với sự phát triển không ngừng của đời sống, xã hội các tổ chức tín dụng ra đời ngày càng nhiều và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để đảm bảo sự phát triển bền vững, hệ thống pháp luật ra đã đời nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Phạm vi điều chỉnh chủ yếu xoay quanh các vấn đề như thành lập, tổ chức, hoạt động,…Hiện nay, hoạt động tín dụng đang được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được sửa đổi bổ sung bởi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Với phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017, như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng”

2.Nội dung

Trước hết, có thể hiểu tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động của ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Các hoạt động chủ yếu của hoạt động tín dụng bao gồm: huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá…cấp tín dụng bằng cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức bằng các hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu các giấy tờ có giá…cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ như mở tài khoản, dịch vụ thanh toán và tham gia các hệ thống thanh toán…các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ…
Hoạt động của các tổ chức tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến việc kinh doanh, phát triển của chính tổ chức đó mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và quyền lợi của khách hàng là các cá nhân, tổ chức, pháp nhân có liên quan. Do đó, cần thiết phải có các văn bản pháp luật điều chỉnh để vừa đảm bảo phát triển ổn định trong lĩnh vực tín dụng vừa cân bằng lợi ích xã hội. Căn cứ vào quy định trên, pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng thông quan các vấn đề sau:
-Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ. Cũng như những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác, để được hoạt động trên thị trường thì trước hết cần phải đáp ứng các điều kiện thành lập của pháp luật như: vốn góp tối thiểu, chủ thể thành lập, điều lệ doanh nghiệp, phương án kinh doanh,…
-Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức là nền tảng cơ bản để vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì phải có cơ cấu tổ chức phù hợp. Tùy vào loại hình tổ chức tín dụng, quy mô, phạm vi hoạt động mà mỗi tổ chức tín dụng được thành lập có thể có những hình thức tổ chức, quản lý, điều hành khác nhau và phải đáp ứng các điều kiện cơ bản của pháp luật. Mỗi loại hình tổ chức tín dụng chỉ được thành lập dưới những hình thức tổ chức mà pháp luật cho phép. Ví dụ: ngân hàng thương mại tư nhân trong nước được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong khi tổ chức tín dụng vi mô lại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,…
-Kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng được đạt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán. Hoạt động của các tổ chức tín dụng phần lớn nhờ vào tiền gửi của các cá nhân, hộ gia đình…Do đó, khả năng chi trả và khả năng thanh toán là những yếu tố quan trọng quyết định đến việc đánh giá một tổ chức tín dụng có hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, khả năng chi trả và thanh toán còn ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể gửi tiền. Vì vậy, mà tổ chức tín dụng luôn được kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo khả năng chi trả và thanh toán, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Việc kiểm soát được thực hiện theo quy định pháp luật.
-Tổ chức lại. Theo quy định chung, tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Không phải trong mọi trường hợp, doanh nghiệp nào cũng được thực hiện tự do những hoạt động này. Chỉ khi có đầy đủ các yếu tố, điều kiện do pháp luật quy định thì mới có thể tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đặc thù, không giống với những doanh nghiệp khác, do đó, việc tổ chức lại được điều chỉnh bởi LCTCTD, chứ không phải là Luật doanh nghiệp. 
-Giải thể tổ chức tín dụng. Giải thể là việc các tổ chức tín dụng tiến hành các thủ tục pháp lý về việc chấm dứt tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ liên quan của tổ chức tín dụng. Việc giải thể được tiến hành theo quy định của LTCTD, và chỉ được giải thể khi đáp ứng các điều kiện nhất định.
-Ngoài ra, LCTCTD còn điều chỉnh các vấn đề xoay quanh tổ chức tín dụng ngước ngoài như: tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài và tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư