2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 20 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2019 quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như sau:
“Điều 20. Phí bảo hiểm tiền gửi
1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”
Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi là căn cứ để tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, pháp luật đã quy định về phí bảo hiểm tiền gửi buộc các chủ thể có liên quan phải tuân thủ nhằm đảm bảo tính phù hợp, và phát huy đúng vai trò của bảo hiểm tiền gửi, cụ thể:
-Về cơ quan có thẩm quyền quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi. Khung phí là số tiền chung chung mà tổ chức tham gia bảo hiểm phải đóng trong phạm vi số tiền gửi tại tổ chức. Khung phí bảo hiểm tiền gửi được xây dựng tương ứng với số tiền gửi cụ thể. Dựa theo đề nghị của NHNN Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi cho phù hợp với tình hình kinh tế-tài chính chung.
-Về cơ quan có thẩm quyền quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi. Mức phí là số tiền cụ thể mà tổ chức tín dụng phải đóng khi tham gia bảo hiểm tiền gửi. Mỗi tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhờ huy động bằng hình thức nhận tiền gửi không giống nhau. Dựa vào số tiền gửi được bảo hiểm trên thực tế tại tổ chức tín dụng mà mức phí bảo hiểm cần đóng không giống nhau. Mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với với số tiền gửi tại tổ chức. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
-Về cách tính phí bảo hiểm tiền gửi. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Trên cơ sở phân loại tiền gửi được bảo hiểm và tiền gửi không được bảo hiểm, tổ chức tín dụng phải đóng phí bảo hiểm trên cơ sở số tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức. Số dư tiền gửi được bảo hiểm càng nhiều thì phí bảo hiểm phải đóng càng cao. Dựa trên khung phí mà Thủ tướng Chính phủ quy định và số dư tiền gửi được bảo hiểm thực tế tại tổ chức, mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải đóng phí theo quy định.
-Về thời hạn đóng phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Năm tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Thời điểm kết thúc năm tài chính là thời điểm mà tổ chức tín dụng tiến hành tổng kết, hạch toán lãi lỗ, chi trả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác. Trong đó, phí bảo hiểm tiền gửi là nghĩa vụ tài chính mà tổ chức tín dụng phải thanh toán khi kết thúc năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
-Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hạch toán là một hệ thống điều tra quan sát, tính toán, đo lường và ghi chép các quá trình kinh tế, nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Bản chất của phí bảo hiểm tiền gửi là khoản chi phí duy trì hoạt động của tổ chức tín dụng. Mà chi phí hoạt động là những khoản tiền cần thiết mà tổ chức tín dụng phải chi ra để có thể hoạt động, kinh doanh. Vì vậy, phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh